thức các hiện tượng, các thực thể, không phải bằng lý trí, không tuân theo
quy luật của lý trí, cho rằng những cách hiểu đó đích thực hơn, sâu sắc hơn
nhưng lại không thể diễn tả được, không giải thích được (Wikipédia, tiếng
Pháp). Từ đó có thể nói chủ nghĩa phi lý tính về xã hội của Hayek không
phải là cái hỗn loạn, cái phi lý (l’absurdité), cái trực giác, cái bất khả tri…
mà là cái trật tự hiện thực, phổ quát, tất yếu, tự vận hành, tự thực hiện,
không thể nhận thức, không cần nhận thức và tác động bằng lý trí. Khác
với thứ chủ nghĩa phi lí tính bi quan cùng cực của những triết gia như
Schopenhauer, chủ nghĩa phi lý tính của Hayek mang đậm tinh thần lạc
quan vào bản chất tiến hoá tự động của xã hội con người.
Xem Gilles Dostaler: “Hayek et sa reconstruction du libéralisme”,
Wikiberal.
Eric Oudin: “Hayek et Mandeville”, Catallaxia.
Alain de Benoist: “Contre Hayek”, Telos, Winter 98, Issue 110,
http://evans-cxperientialism.freewebspace.com/benoist.htm.
Jean-Pierre Dupuy: Ethique et phihsophie de l’action, Ellipses, Paris,
1999, Chương VIII “Priedrich Hayek ou la morale de l’économie” p. 259.
Xem Đinh Tuấn Minh: “Sử dụng tri thức trong xã hội”, talawas
18.7.2006 (dịch và giới thiệu bài “The Use of Knowledge in Society”
(1945) của Hayek).
Không ít tác giả đã liệt Hayek vào hàng “Cánh hữu Mới” (Simon
Marginson), hoặc gọi ông là “một người hùng của Cánh hữu” (Jesse
Lamer).
Ignorant, từ mà Hayek hay dùng, nghĩa là “không hiểu biết”, cũng có
thể diễn đạt bằng từ “ngu dốt” về phương diện tri thức. Giống như từ “vô
minh”( ở đây không theo nghĩa Phật giáo mà chỉ nói đến thái độ chấp nhận
trạng thái mờ đục của xã hội với con người), từ “ngu dốt” có tính chất trung
lập nói về nhận thức luận của Hayek; cá nhân (và tập thể những cá nhân) là
ngu dốt nhưng cơ chế tự phát là sáng suốt, toàn trị (biết tất cả), sự toàn trị