chỉ là một “thiết kế” tạo ra bằng tự biện và logic, là kết quả của một
phương pháp suy lý vượt lên trên hiện thực, thoát ly khỏi các điều kiện lịch
sử. Điều quan trọng làm nên triết học Hayek chính là tính chất ý thức hệ
của nó và do vậy không tưởng cũng chính là đặc trưng của nó. Như tất cả
những hệ thống tự biện khác, chính tính chất không tưởng đó đã tạo ra sức
hấp dẫn cho lý luận của Hayek nhưng đồng thời cũng lại là sự tự phủ định
trước thực tế của lý luận ấy với tư cách là một hệ thống: thứ chủ nghĩa tư
bản mà những người sùng bái Hayek muốn đem vào thực tế để cứu vớt nền
“văn minh” lâu đời của nhân loại, cuối cùng vẫn chỉ là một thứ sơ đồ trừu
tượng dẫn xuất từ cái chủ nghĩa phi lý tính về nhận thức luận của người
sáng tạo ra nó, chứ không phải là cái gì khác.
21.4.2008
Chú thích:
Sửa chữa và bổ sung từ bài xuất hiện lần đầu trên tạp chí điện tử Thời
Đại Mới số 14, tháng 7-2008.
Denis Boncau: “Friedrich von Hayek, pape de l’ultra- libéralisme”,
Voltairenet.
Robert Nadeau: “Prederich Hayek et la théorie de l’esprit”, trong La
Philosophie autrichienne de Bolzano à Musil, Histoire et actualité, collectif
publié sous la dir. de Kevin Mulligan et Jean-Pierre Cometti, Paris,
Librairie Philosophique J. Vrin, 2001, p. 209-227.
Steven Horwitz: “From The Sensory Order to the Liberal Order:
Hayek’s Non-rationalist Liberalism”, Review of Austrian Economics, 13:
23-40 (2000).
Ngoài “non-rationalist”, có tác giả sử dụng khái niệm “anti-
rationaliste” để nói về lý luận nhận thức xã hội của Hayek, nhưng theo tôi,
khái niệm “irrationaliste” (phi lý tính) có vẻ thích hợp hơn: chủ nghĩa phi lý
tính (l'irrationalisme) chỉ thị những kinh nghiệm, những khả năng nhận