chặt chẽ. Mặc dù dân số đã giảm đi một phần tư(...). Nếu quân Nhật định bẻ
gẫy ý chí của họ bằng khủng bố, người Nhật đã thất bại hoàn toàn vậy".
Qua"Đường về Trùng Khánh", người đọc có thể nhận ra những nhân vật
điển hình- những"diễn viên kỳ cựu"- của bất cứ vở kịch chiến tranh nào
xảy ra từ trước tới nay trong lịch sử nhân loại: này đây"đám nông dân cổ
cày vai bừa sẽ chết, trong khi đám con cháu các gia đình khá giả lười biếng
ăn chơi hay học hành tại các trường đại học và sửa soạn vào các nghề tài
chánh, y khoa hay luật sư"; dĩ nhiên, cũng có những người ngoại lệ, và tuy
thế, cũng không phải là ít và thực đáng cảm động: "Tôi không thể nào ngồi
yên được nữa, tôi phải tham dự vào cuộc chiến, tôi phải tham dự vào cuộc
kháng chiến của nhân dân Trung Hoa. Tôi phải về nước. Dù không làm
được gì quan trọng tôi cũng phải về; tôi cần hiện diện để chia sẻ những khổ
cực và gian nguy. Tôi là người Trung Hoa mà". Đó là câu nói của nhân vật
chính của tác giả, Hàn-Tú-Anh, người nữ văn sĩ mang hai giòng máu Trung
Hoa- Bỉ.
Dù mang hai giòng máu Trung Hoa- Bỉ, dù xuất thân từ một gia đình giàu
có mà tổ tiên bên nội thuộc giai cấp quan liêu Trung Hoa và tổ tiên bên
ngoại là giai cấp đại tư bản Âu, nhưng Hàn-Tú-Anh đã dứt khoát chọn lựa
cái quê hương mà bà cảm thấy mình có ích đối với nó hơn cả: Trung Hoa.
Mối bận tâm đầy tính cách nhân bản ở người nữ văn sĩ này đã thắng mối
bận tâm về nỗi là-một-đứa-con-lai của bà. Tốt nghiệp nghề cô đỡ rồi y sĩ,
Hàn-Tú-Anh đã đem trọn đời mình dâng hiến cho cái khối nhân loại bất
hạnh: bà đã đi mọi nơi, nhất là quanh vùng châu Á nghèo khổ chậm tiến,
vừa hành nghề y sĩ vừa thâu thập chất liệu cho tác phẩm của mình (*).
* Muốn tìm hiểu thêm về Hàn-Tú-Anh, xin đọc"Mười Lăm Gương Phụ
Nữ" của Marianne Monestier, do Nguyễn Hiến Lê lược dịch.
Trước khi mời bạn đọc bước vào"Đường về Trùng Khánh", tưởng cũng cần
nói qua những trở ngại mà chúng tôi gặp phải: Vì không kiếm ra bản
nguyên tác bằng Anh ngữ, nên chúng tôi đã phải chấp nhận dịch từ bản