ẾCH - Trang 213

thì không bao giờ tái sinh. Từ điểm này mà nói, người phương Tây đã
từng chỉ trích chủ trương sinh đẻ có kế hoạch của Trung Quốc là
không được thực sự công bằng.

Hai năm trở lại đây, quê hương tôi phát triển và thay đổi rất lớn.

Bí thư mới nhậm chức là một người rất trẻ và rất nhiệt tình, chưa
đến bốn mươi tuổi, đã từng tốt nghiệp tiến sĩ ở Mỹ, có chủ trương
biến hai bên bờ sông Giảo Hà của vùng Đông Bắc Cao Mật thành
khu kinh tế mở. Thực tế là đã có rất nhiều công trình đồ sộ đã
mọc lên, chỉ cần một thời gian ngắn nữa là bộ mặt ở quê tôi sẽ hoàn
toàn biến đổi. Những cảnh đẹp mà ngài đã từng chiêm ngưỡng khi
đến đây e rằng sẽ không còn tồn tại nữa. Những thay đổi ấy suy
cho cùng là tốt hay không tốt, tôi không thể đoán định được.

Kèm theo lá thư này là những tài liệu có liên quan đến cuộc đời

của cô tôi - tôi rất tiếc là cũng chỉ có thể dùng cách viết thư - để gửi
đến ngài. Đương nhiên là tôi sẽ còn tiếp tục viết nữa. Những lời
tán thưởng của ngài chính là động lực để tôi tiếp tục viết.

Lần nữa, tôi thành thực mong ngài hãy đến quê tôi lần nữa,

nếu ngài có thời gian. Đương nhiên là chúng tôi sẽ dùng lễ bằng
hữu để đón tiếp ngài, không hề có một chút khách sáo.

Ngoài ra, tôi và vợ tôi cũng đã chuẩn bị về hưu. Chúng tôi rất

muốn được quay về sống tại quê hương sau khi nghỉ hưu. Sống ở
Bắc Kinh, chúng tôi luôn luôn mang tâm trạng của một kẻ tha
phương cầu thực. Gần đây, bên cạnh nhà hát Nhân Dân, tôi đã bị
hai người đàn bà được mệnh danh là “người sinh ra và lớn lên trong
những con hẻm Bắc Kinh” chửi gần hai tiếng đồng hồ, từ đó
càng củng cố thêm quyết tâm về quê của tôi. Ở quê tôi, người ta
không khinh người như những ai đã từng sinh ra và lớn lên ở thành
phố. Ở quê tôi, khoảng cách giữa cuộc sống và văn học càng gần
hơn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.