ẾCH - Trang 329

nơi đang đào hầm đào hố, san san lấp lấp, không biết bộ dạng
nay mai của chúng sẽ như thế nào.

Đi một vòng khắp những tiểu khu ở bờ bắc, tôi lại chuyển sang

bờ nam. Tôi có thể qua bên kia sông trên chiếc cầu dây văng mới
xây có dáng một con hải âu bay lên, cũng có thể ngồi trên những
chiếc bè tre xuôi dòng đến tận bến đò Ngãi Gia cách nơi tôi ở đến
vài chục cây số. Nhưng tôi vẫn thường qua cầu, ngồi trên bè có
cảm giác không an toàn. Có một ngày, một vụ tai nạn giao thông xảy
ra trên cầu gây ùn tắc nghiêm trọng. Lúc ấy tôi mới quyết định đi
bè để có dịp ôn lại những kỷ niệm của thời quá khứ.

Chống bè là một thanh niên còn khá trẻ, mặc áo chẽn. Giọng cậu

ta đặc sệt ngữ âm Cao Mật nhưng từ ngữ lại rất thời thượng. Chiếc
bè của cậu ta được kết bằng hai chục cây tre to, đường kính bằng
bát ăn cơm, đầu bè có vểnh lên một tí và giắt lên đó đầu một con
rồng bằng gỗ bôi màu xanh xanh đỏ đỏ. Giữa bè có hai dãy ghế
nhựa màu đỏ được buộc cố định. Cậu ta đưa cho tôi hai chiếc bì
nilon, bảo tôi hãy buộc vào giày đề phòng nước bắn lên rồi nói,
rất nhiều người thành phố muốn cởi giày để giỡn nước, bàn chân
con gái thành phố trắng lắm, trắng như cá bạc, ngâm dưới nước
nhìn rất hay. Tôi cởi giày, cởi vớ đưa cho cậu ta. Cậu ta đặt chúng lên
một chiếc thùng bằng sắt, nửa đùa nửa thật nói: “Chú phải trả cho
cháu thêm một đồng tiền công giữ giày”. Tôi nói: “Tùy ý cậu thôi!”.
Cậu ta ném cho tôi một chiếc phao cứu sinh màu đỏ, nói: “Chú à,
chú phải mang vào đấy, nếu không ông chủ sẽ trừ tiền thưởng của
cháu”.

Khi cậu thanh niên chống sào định cho bè rời bến thì mấy

người đồng nghiệp của cậu ta đang ngồi trên bờ kêu lớn: “Này Đầu
Lép! Chúc cậu gặp vận may, rơi xuống sông chết nước!”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.