ẾCH - Trang 83

14

Sau khi một “đứa trẻ củ đậu” được sinh ra, người nhà của nó sẽ

đến công xã nhận một mét sáu vải bố và hai lít dầu lạc, nếu là
sinh đôi thì sẽ được gấp đôi số ấy gọi là phần thưởng khích lệ.
Người lớn nhìn hai lít dầu màu vàng vàng, hít hít mùi thơm của vải
bố mới toanh mà nước mắt ai cũng trào ra vì cảm kích. Thế mới là
xã hội mới chứ! Sinh con còn được nhận phần thưởng! Mẹ tôi nói:
“Quốc gia đang thiếu người, nhà nước đang chờ người để sử dụng,
lãnh đạo quý dân vô cùng!”

Đồng thời với việc cảm kích, quần chúng nhân dân đều hạ

quyết tâm: Nhất định phải đẻ cho được nhiều con để báo đáp ân
tình của nhà nước. Vợ của Tiêu Thượng Thần, người trông coi kho
thóc của công xã - cũng là mẹ của bạn tôi Tiêu Hạ Thần - đã sinh cho
nó ba đứa em gái, đứa trước vẫn chưa cai sữa thì bụng bà ta đã to lên.
Khi tôi đi chăn trâu vẫn thường thấy Tiêu Thượng Thần cưỡi chiếc
xe đạp cũ mèm vọt qua cầu. Thân thể ông ta mập tròn vo, hình như
chiếc xe đạp không chịu nổi sức nặng ấy nên kêu lên lạch cà lạch
cạch. Người trong thôn thường đùa: “Lão Tiêu à, bao nhiêu tuổi rồi
mà đêm nào cũng ngủ với vợ?”. Lúc ấy, Tiêu Thượng Thần chỉ cười
và nói: “Phải ngủ với vợ để có người phục vụ quốc gia. Đã phục vụ
quốc gia thì gian khổ nào dám từ nan!”

Cuối năm 1965, sự gia tăng nhân khẩu đến độ chóng mặt khiến

lãnh đạo đã bắt đầu cảm thấy áp lực và thế là một kế hoạch sinh
đẻ đầu tiên chính thức được phát động kể từ ngày Trung Quốc mới
ra đời. Chính phủ đề xuất khẩu hiệu “Một con không ít, hai con là
nhất, ba con quá nhiều”. Đội chiếu phim của huyện mỗi lần đến
chiếu phim ở đâu cũng có những một đoạn phim tuyên truyền
những kiến thức phổ cập sinh đẻ có kế hoạch trước khi chiếu phim

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.