triển lãm tranh đều do cô lo liệu nhưng trước mặt anh trai, cô vẫn không
dám xấc xược. Cơ Quân Đào không thích người có hành vi phóng đãng,
cho rằng nghệ thuật là thứ ngấm vào xương tủy, không cần người nghệ sĩ
phải cố tình tạo nên.
“Nghe nói phải ăn cơm đen”. Cơ Quân Đào nói, nhớ lại vẻ nghiêm trang
của Đậu Đậu lúc kể chuyện, khóe miệng hơi cong lên: “Cơm hiếu thảo do
hòa thượng Mục Liên, đệ tử của Như Lai phát minh ra”.
“Ngon không?” Cơ Quân Dã hào hứng: “Trưa nay chúng ta ăn món đó
nhé. Em cũng chán ăn đồ ăn ở mấy nhà hàng gần đây rồi. Bây giờ anh
thường xuyên ở đây, em nghĩ phải thuê một người giúp việc đến nấu cơm
cho anh mới được”.
“Cơm nước không quan trọng, không cần phiền phức như vậy. Anh
không quen có người lạ trong nhà, người giúp việc theo giờ đến dọn dẹp,
làm vệ sinh nhà cửa đã làm anh thấy rất phiền rồi”, Cơ Quân Đào nói,
“Cơm đen thì chắc nhà hàng không có. Trong cửa hàng bánh có bán cơm
đen vị ngọt, em muốn ăn thử thì đi mà mua”.
Cơ Quân Dã nhụt chí, lắc đầu: “Thôi, đồ ngọt thì mùi vị như nhau cả, em
không thích ăn. Nhưng mà tại sao anh lại biết những điều này? Hình như
nhà chúng ta chưa ăn bao giờ mà”. Bà ngoại họ là người Pháp, mẹ là Hoa
kiều, thư pháp, hội họa đều rất sành sỏi nhưng ăn uống lại thiên về phong
cách Tây phương, ở nhà ăn cơm Tây còn nhiều hơn cơm Tàu. Vì thế, người
thích uống rượu quê như cô đúng là loại lập dị trong nhà.
“Hôm qua bà Lỗ nói hôm nay sẽ làm cơm mặn cho con trai ăn, nghe nói
ăn cơm đen thì không còn sợ muỗi đốt, ăn uống cũng sẽ ngon miệng hơn”.
Hôm qua Cơ Quân Đào vừa hoàn thành một tác phẩm lớn, thân thể hơi mệt
mỏi, chẳng mấy khi có thời gian nói chuyện thoải mái với em gái như vậy.