câu lạc bộ của những người yêu thích Jane Austen đã được thành lập ở
Argentina, Úc, Nhật, Mỹ…và dĩ nhiên là ở Anh quốc.
Jane Austen được xem là nhà văn đã mang đến cho nền tiểu thuyết tính
cách hiện đại độc đáo qua văn phong hài hước để phê phán thói hư tật xấu
trong đời thường. Các nhà phê bình văn học ca ngợi tiểu thuyết của tác giả
về giá trị đạo đức lẫn tính chất giải trí, họ cũng yêu mến việc tả chân cá tính
con người và đánh giá cao tính hiện thực giản đơn. Những phong cách này
đem đến cho người đọc một thay đổi sảng khóai so với cách viết cường
điệu lãng mạn đang thịnh hành thời bấy giờ. Trong khi nền tiểu thuyết của
Anh Quốc phát sinh vào đầu thế kỷ 18, các tác phẩm của Jane Austen tạo ra
không khí mới mẻ qua việc tả chân thực những con người bình thuờng
trong những bối cảnh thông thường.
Đặc biệt, Jane Austen đã dựng lên bộ khung khôi hài của giới trung lưu
Anh quốc ở thời đại đó, mở đàu xu hướng cho nền “tiểu thuyết gia đình”,
khi xói vào cung cách, nhân phẩm, và sự căng thẳng giữa các nhân vật nữ
và xã hội mà họ đang sống. Jane Austen đã thóat khỏi mô típ văn học thời
đại cô sống, vốn vẫn đưa nhân vật nữ luôn có đức độ, truyện tình luôn thơ
mộng, và những sự kiện ngẫu nhiên gây đột biến cho câu chuyện. Đặc điểm
này đã khiến tiểu thuyết của tác giả có mối tương quan gần gũi với thế giới
đương đại hơn là những truyền thống của thế kỷ 18.
Trong tác phẩm của mình, tác giả đã dựng nên những mẫu người mà các
nhà phê bình văn học gọi là “nữ anh hùng”. Đấy là những cô gái trẻ thuộc
gia đình hoặc có vật chất kém hoặc rất giàu, nhưng có điểm chung là cứng
cỏi hoặc ương ngạnh, muốn biểu hiệu là chính mình: tự chủ - ngay cả kiêu
hãnh và ngang bướng – đến mức như ta nói bây giờ là “có cá tính”! có
người trở nên phóng khóang, sống cho tình cảm của mình hoặc khăng
khăng làm theo ý mình. Điều tốt đẹp sau cùng của những “nữ anh hùng”
này là họ cũng vấp ngã, nhưng cũng bt nhìn nhận lầm lỗi của mình và tha
thứ cho lầ m lỗi của người khác.