Tóm lại, qua các tác phẩm của Jane Austen, người đọc có thể nhận ra
những mẫu người “trần thế”, không tuyệt vời mà cũng không tồi tệ, nhưng
phức tạp, trong bối cảnh tình yêu và lãng mạn bị chi phối bởi kinh tế và bản
chất thật của con người, qua đấy họ thể hiện “tài” và “tật” mà gia đình và
xã hội đã góp phần đúc khuôn họ.
Truyện Emma, cùng với truyện Kiêu hãnh và Định kiến và Lý trí và Tình
cảm tạo nên một bộ ba tiểu thuyết đặc sắc nhất của Jane Austen, mỗi tiểu
thuyết có nét độc đáo riêng tuy có cùng điểm chung: mỗi truyện trình bày
một “nữ anh hùng”. Trong khi nhân vật chính trong Kiêu hãnh và Định
kiến là người cứng cỏi, đầy kiêu hãnh, trong Lý trí và Tình cảm, là người
phóng khóang, sống tòan tâm cho tình cảm, thì ở đây Emma là người khác
hẳn: giàu có hơn, độc đóan hơn, cứ mãi suy đóan hàm hồ rồi dựa trên
những suy đóan này mà cố làm mai cho hết người này đến người khác
trong khi nhất quyết mình sẽ không bao giờ kết hôn!
Truyện Emma được viết trong thời gian 1814-1815 rồi được xuất bản lần
đầu tiên vào cuối năm 1815. Hòang thái tử Anh quốc (1762-1830, vua
George IV của Anh, Ireland và Công quốc Hanover từ năm 1820) rất yêu
thích các tác phẩm của Jane Austen đến nỗi ở mỗi dinh thự của ông đều có
đầy đủ một bộ sách của tác giả. Jane Austen đã trân trọng đề tặng truyện
Emma cho vị Hòang thái tử này. Năm 1816, một nhà phê bình văn học có
uy tín khi viết bài đánh giá truyện Emma đã ca ngợi “tác giả không tên” là
ngòi bút tuyệt diệu của “tiểu thuyết hiện đại” trong truyền thống mới về
hiện thực.
Cũng giống như hai tác phẩm kia của Jane Austen, Emma đã được chuỷên
thể qua lọai hình nghệ thuật nghe nhìn khá thành công. Bộ phim Emma
năm 1966 dành cho truyền hình, do Kate Beckinsale đóng vai Emma, đọat
2 giải Grammy về biên đạo nghệ thuật và thiết kế trang phục. Một phim
Emma khác cũng được thực hiện năm 1966, do Gwyneth Paltrow đóng vai