Quảng Đông, Trung Quốc. Mãi cho đến khi được quan điều khiển Nguyễn
Phúc Triêm giúp đỡ đứng ra làm chứng minh oan thì chúng tôi mới được
thả ra.
Hồng Liệt kể tiếp:
- Khi thuyền ra đến núi Bút La ngoài khơi Quảng Ngãi thì Thành bá
phụ nói với Định bá phụ rằng: “Trương Phúc Vĩnh là người có thế thần ở
triều đình Đại Việt, tay chân bè phái ở đó rất đông. Nay anh muốn về triều
minh oan thì lấy ai đứng ra làm chứng bênh vực cho? Chi bằng tiện đường
ở đây chúng ta chạy thẳng về Việt Đông tìm nơi an thân còn hơn là về triều
để cho bọn chúng mổ xẻ, băm vằm.” Nghe thấy vậy, Định Sách hầu nói:
“Cha ta là Thượng Xuyên Công đã được hưởng ân dày của triều đình, lại
từng được dụ rằng: “Họ Nguyễn làm vương, họ Trần làm tướng, đời đời
không dứt tước công hầu,” điều ấy thật quá vinh hạnh. Nay nhất thời viên
biên soái Trương Phúc Vĩnh có lòng che lấp riêng tư, nếu mình không về
triều đình bày tỏ, tức là có tội phản nghịch. Như vậy sự nghiệp của tổ tông
khác gì núi đổ thành hang hốc, chẳng những làm tôi bất trung mà làm con
cũng bất hiếu, ta còn mặt mũi nào đứng giữa trời đất nữa?” Nói rồi ra lệnh
cho thuyền cập vào cửa Đại Chiêm. Thành bá phụ không nghe, giành lấy
tay lái của tài công cho thuyền hướng ra biển Đông định trở về lại Quảng
Đông. Lúc đó đang mùa gió nam thổi mạnh, Định bá phụ sợ thuyền đi quá
xa thì khó lòng trở lại nên trong lòng nóng nảy la hét bảo Thành bá phụ
dừng lại. Mãi mà Thành bá phụ vẫn không nghe, Định bá phụ không biết
làm sao hơn đành rút gươm ra chém Thành bá phụ một nhát từ vai xuống
đến đai lưng. Thành bá phụ trúng một kiếm ngã gục bên tay lái. Ông quay
lại run rẩy nói với Định bá phụ: “Anh nỡ giết em sao?” rồi gục xuống.
Nghe đến đây Bạch Mai bỗng rú lên một tiếng rồi ôm mặt khóc nức
nở, miệng không ngớt kêu lên: “Cha ơi, cha...”
Tôn Thất Dục lên tiếng khuyên: