ÉN LIỆNG TRUÔNG MÂY - TẬP 1 - Trang 324

- Chuyến này không may gặp bão lớn nên bị đắm mất một thuyền.

Hàng bị thiếu rồi.

- Bị đắm một chiếc à? Hôm trước cháu có nghe nói về cơn bão này,

không ngờ đoàn của chú lại gặp phải. Nhưng không sao, tất cả được bình
an là quí rồi. Hàng hóa thiếu hụt thì chúng ta bù lại ở chuyến sau vậy. Chú
vào nghỉ ngơi đã. Cứ để đó cho bọn nhỏ lo.

Đại Kỳ đưa tất cả vào trong đại sảnh. Thần Quyền Môn vừa là cơ sở

kinh doanh vừa là võ đường của Trần gia. Vì họ Trần là người kiến lập
vùng đất này nên cơ ngơi khá đồ sộ. Thương hiệu Thần Quyền Môn chiếm
một diện tích lớn trên con lộ chính dọc theo bến cảng. Từ khi Trần Đại
Định chết trong ngục ở Quảng Nam, Trần mẫu dẫn con là Đại Lực về Hà
Tiên thì cơ nghiệp họ Trần thuộc cả về tay Trần Đại Kỳ. Chàng đã kết hợp
võ gia truyền của họ Trần cùng với sở học đã thụ giáo từ Công Tôn Vũ mà
lập ra Thần Quyền Môn, vừa để phát triển võ học hai nhà vừa để tăng
cường nhân sự và sức mạnh để bảo vệ việc kinh doanh.

Trần Đại Kỳ ngoài ba mươi tuổi, vóc người tầm thước, mặt vuông,

mày rậm, trông oai nghiêm lẫm liệt nhưng tính tình hoạt bát vui vẻ, trọng
nghĩa khinh tài, giao du rất rộng, lại là con cháu của bậc công thần nên
được mọi người, mọi giới ở Giản Phố ưa thích và kính trọng.

Bọn gia nhân mang trà nóng lên. Đại Kỳ nói:

- Trương huynh và Đinh sư đệ nên nghỉ ngơi cho lại sức sau chuyến đi

xa. Tối nay vừa đúng Tết Trung Thu, ở đây rất náo nhiệt. Nếu hai người có
hứng thú đi xem thì tôi sẽ đưa đi. Sau đó, chúng ta cùng ghé Thướng
Nguyệt Lâu trên bờ sông uống rượu ngắm trăng rằm.

Văn Hiến đáp:

- Thế thì tuyệt lắm! Tôi cũng muốn xem sự phồn thịnh và náo nhiệt

của vùng đất mới này.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.