ÉN LIỆNG TRUÔNG MÂY - TẬP 1 - Trang 378

nhằm ngày trường đóng cửa nên vắng vẻ như thế đó. Ba vị từ xa đến à?

- Dạ vâng! Bọn cháu ở tận ngoài Thuận – Quảng.

- Ồ! Như vậy thì các vị gần đất kinh kỳ rồi. Nhà Văn Miếu ở Phú

Xuân hẳn là lớn và khang trang hơn ở đây rất nhiều phải không?

- Dạ không ạ. Phú Xuân tuy là đất kinh đô nhưng lại chưa chính thức

lập nhà Văn Miếu.

Người quản sự ngạc nhiên thốt lên:

- Thế à? Thế mới biết Chúa Minh thời đó đã rất coi trọng việc mở

mang nền Nho học ở miền Nam này.

- Dạ. Có lẽ Chúa thấy vùng thương cảng Giản Phố trù phú này đã quy

tụ được nghiều người Hoa đến sinh sống.

- Theo công tử thì tại sao ở Phú Xuân đến nay vẫn chưa chính thức lập

nhà Văn Miếu?

- Theo cháu nghĩ có lẽ do ảnh hưởng quá lớn của Phật giáo trong phủ

Chúa. Tuy Chúa Minh cổ xúy việc “Tam Giáo Đồng Lưu” nhưng dù sao
hiện nay Phật giáo vẫn là Quốc giáo của chúng ta.

Người quản sự sau đó hướng dẫn ba người bọn họ đi thăm quang cảnh

Văn Miếu. Ông chỉ tay về dòng sông Đồng Nai uốn lượn ở phía Nam giải
thích:

- Vùng đất Văn Miếu này và ngôi chùa Long Thiền phía bên kia hồ

Long Vân (còn gọi là hồ Long Ẩn) đều có địa thế rất tốt. Trước mặt cả hai
đều có dòng Đồng Nai uốn lượn, quanh năm nước lai láng chảy. Ngôi Văn
Miếu thì phía sau có núi Long Sơn làm chỗ dựa, còn chùa Long Thiền có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.