làm tốt việc của mình sẽ giúp cho cả đất nước được giàu mạnh, trù phú và
đa dạng.
Trọng Hào bẻn lẻn:
- Con chỉ là buột miệng so sánh thế thôi chứ không có ý chê quê mình.
Chợt nó reo lên:
- Thầy ơi, mình vào cửa hàng này thử xem. Có người Nhật ở đó. Kế
bên lại có cửa hàng người Tây Dương nữa kìa.
Cả hai liền cột ngựa, bước vào cửa hàng Nhật. Ở đó bán kiếm và các
đồ chạm trổ thủ công mỹ nghệ. Người bán hàng tuy là người Việt nhưng ăn
mặc theo lối người Nhật, thấy khách vào anh ta bước đến chào theo lối
chào Nhật Bản.
- Quí khách có cần chúng tôi giúp gì không?
Võ Trụ nói:
- Chúng tôi muốn mua vài thanh đoản kiếm. Nghe nói đoản kiếm của
Nhật rất sắc bén.
Người bán hàng vội lấy hai thanh đoản kiếm ra đưa cho Võ Trụ và
Trọng Hào rồi giải thích:
- Kiếm Nhật nổi tiếng trên thế giới về độ sắc bén nhờ chất lượng kim
loại tốt. Người Nhật luyện kiếm rất công phu vì nó đã được nâng lên thành
“đạo”. Vào thời Mạc Phủ ở thế kỷ 12, giới Samurai đã sử dụng kiếm với
tinh thần “Kiếm còn người còn, kiếm mất người mất”. Đến giai đoạn thanh
bình thời Edo đầu thế kỷ 17, khi Phật giáo và Thiền tông phát triển lớn
mạnh ở Nhật, kiếm thuật được kết hợp với tinh thần thiền học, đưa tầng lớp
Samurai Nhật và kiếm đến chỗ hoàn thiện hơn trong kĩ thuật sử dụng kiếm