ÉN LIỆNG TRUÔNG MÂY - TẬP 3 - Trang 296

- Đây phải là loại Bàu Đá thượng hảo hạng, ủ lâu năm dưới đất trong chum
đất Gò Sành. Bình rượu này hẳn phải là của một nhà cất rượu rất chuyên
nghiệp cất lấy.
Ông cụ mỉm cười gật đầu tỏ vẻ tán thưởng:
- Hay lắm! Đúng là tay sành rượu. Uống tiếp chung thứ hai này nữa xem.
Ông rót đầy chung, Trần Lâm nâng chung mời rồi uống cạn. Chàng lại
“khà” một tiếng nói:
- Chung này hương vị còn đậm đà hơn chung trước, có lẽ nhờ chung rượu
trước đã tẩy rửa sạch miệng của mình.
- Giỏi! Đúng là bình rượu này do những nhà cất rượu chuyên nghiệp cất ra.
Chúng tôi tự tay cất lấy nó đấy.
Trần Lâm ngạc nhiên hỏi:
- Ra cụ là nhà cất rượu Bàu Đá à?
- Tổ tiên chúng tôi là con cháu nhà Trần vì loạn Hồ Quý Ly nên bỏ xứ vào
đây nương náu. Xứ lạ quê người, buồn nhớ cố hương nên cất rượu để uống
giải sầu và mượn rượu để kết giao với người bản địa. Nhân trước mặt nhà
có bàu nước khá lớn, trong một lần giếng nước bị khô, chúng tôi dùng nước
trong bàu lược kỹ để chưng rượu. Rượu ra hương vị lại thơm ngon hơn
nước giếng nhiều lần nên từ đó chúng tôi tiếp tục dùng nước bàu để cất
rượu. Cái tên Bàu Đá là do bên cạnh bàu có một hòn đá rất lớn mà ra. Về
sau, người Chiêm uống rượu thấy ngon quá nên cũng xin học cách nấu và
qui tụ lại quanh bàu sinh sống. Họ chọn nghề nấu rượu làm kế sinh nhai.
Lúc vua Lê Thánh Tông chiếm thành Đồ Bàn, người Chiêm bỏ chạy vào
Thuận Thành, người Việt mình theo chân vua Lê vào đây lập nghiệp, rượu
Bàu Đá càng được phát triển rộng rãi hơn và trở thành danh tửu của phủ
nhà.
Trần Lâm nói:
- Nhưng rượu của họ Trần nhà cụ mới chính thống là rượu Bàu Đá nguyên
thủy, do đó hương vị khác hơn hẳn những thứ Bàu Đá mà cháu đã từng
uống qua.
- Rượu chúng tôi cất chỉ để cùng bạn tâm giao đối ẩm chứ không còn bán
ra ngoài nữa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.