ÉN LIỆNG TRUÔNG MÂY - TẬP 3 - Trang 302

Én Liệng Truông Mây - Hồi 31 - Phần 1

Bến Trường Trầu, nơi quy tụ nhiều khách buôn, ban đầu chỉ buôn trầu, bán
muối, dần dà về sau bến phát triển lớn hơn, trở thành một bến cảng nhỏ ở
thượng nguồn Côn Giang với nhiều mặt hàng miền núi đưa xuống để trao
đổi với những mặt hàng từ miệt duyên hải miền biển đưa lên. Từ khi thay
cha trông coi việc buôn bán ở bến, Nguyễn Nhạc nhờ khả năng giao tiếp
rộng rãi, lại có đầu óc kinh doanh lớn nên việc buôn bán phát đạt hơn thời
ông Phúc nhiều. Để khách buôn ghé bến có chỗ nghỉ ngơi và giải trí,
Nguyễn Nhạc đã cho mở một tửu điếm vừa bán rượu vừa cho thuê phòng.
Tấm bảng hiệu lớn treo trước cửa sơn đỏ bốn chữ Tây Sơn Hội Quán. Bên
cạnh, chàng còn mở thêm một sòng bạc lấy tên Phát Tài để thâu tiền xâu.
Dần dà, sòng bạc Phát Tài trở thành nơi qui tụ các đầu nậu buôn hàng sẵn
tiền trong tay, ngay cả các con buôn nhỏ cũng bị thu hút vào đó.
Máu cờ bạc ai ai cũng có, vì thế sòng bạc Phát Tài lúc nào cũng đông đảo
khách đỏ đen. Cái tên Phát Tài tưởng là dành cho khách vào đánh bạc,
nhưng ông chủ sòng mới là người gom sạch túi những vị khách mê chơi.
Tuy có đến hai ba cơ sở kinh doanh nhưng nhờ vợ là Trần Thị Huệ rất giỏi
giang, quán xuyến tốt mọi việc nên Nguyễn Nhạc vẫn có thời gian giao du
các nơi, vừa giao hàng vừa mở rộng thị trường giao dịch, kết giao bằng
hữu.
Trần Lâm đến bến Trường Trầu, lấy phòng tại Tây Sơn Hội Quán, ăn uống
xong chàng ghé sang thăm sòng bạc Phát Tài của Nguyễn Nhạc. Lúc bấy
giờ đâu đâu cũng có người ăn mày, họ ngồi lê la trước các hàng quán hoặc
lang thang xin tiền khách bộ hành. Bỗng có một toán quan binh gồm tám
tên hộ tống một tên biện lại từ Vân Đồn đến bến Trường Trầu để thu thuế
các hộ kinh doanh. Chế độ thuế má của quan Quốc phó Phúc Loan đặt ra

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.