- Cảm ơn Lâm huynh đã cứu sống H’Linh. Mẹ H’Linh nói Lâm huynh là
người từ trên trời xuống để giữ mạng cho H’Linh đó.
Rồi nàng nhoẻn miệng cười. Tiếng nói của nàng trong trẻo như tiếng suối
reo, nụ cười tươi như đóa lan rừng, hồn nhiên và tinh khiết.
Trần Lâm cười:
- Không phải như thế đâu, tôi chỉ may mắn thôi. Cũng chính nhờ phước lớn
của H’Linh và buôn làng này đó. H’Linh còn phải uống thêm thuốc và nghỉ
ngơi vài hôm nữa mới thật sự bình phục.
Nói xong chàng trao cho phu nhân Linh Phương ba viên Hồi nguyên đơn:
- Phu nhân cho tiểu thư uống mỗi ngày một viên. Hi vọng ba hôm nữa tiểu
thư sẽ khỏe mạnh như xưa.
Linh Phương nhận thuốc và nói:
- Chúng tôi thật là phước lớn nên trời cao mới đưa hiệp sĩ tới đây. Ơn đức
này biết lấy gì đền đáp?
- Phu nhân đừng bận tâm, hậu hội còn dài. Một chút công nhỏ này không
đáng gì đâu.
H’Linh bỗng chen vào:
- H’Linh sẽ cố gắng bình phục sớm để đưa Lâm huynh đi xem hết cảnh đẹp
của buôn làng này. Lâm huynh không được từ chối nhé.
- Vâng, tôi cũng muốn được như thế. H’Linh hãy ráng bình phục cho
chóng. Xin cáo từ.
Chiều hôm sau nữa, mọi người trong bản tụ tập hết về khu nhà làng để
chuẩn bị lễ đâm trâu thật nhộn nhịp. Họ mừng bản làng có được thanh thần
kiếm, tạ ơn thần linh và mừng H’Linh, cô gái mà họ cho là tiên nữ của núi
rừng, đã thoát khỏi cơn bệnh hiểm nghèo.
Theo phong tục của H’rê cũng như của các sắc tộc cao nguyên nói chung,
lễ hội đâm trâu được coi là một lễ hội truyền thống của dân tộc. Lễ được
chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo. Phải mời nghệ nhân giỏi, biết chế tạo nhạc cụ
dân tộc để làm chiếc kèn Rlet. Loại kèn này chỉ dành để thổi gọi thần linh
trong lễ đâm trâu chứ không được dùng trong các trường hợp khác. Khi
xong lễ thì kèn Rlet cũng bỏ luôn, cấm không ai được thổi nữa. Trong suốt
lễ hội, mọi vật dụng đều phải làm mới. Họ làm một cây nêu to đẹp, trên