- Con không nên tự kiêu như vậy. Việc đời không đơn giản, nhất là khi đi
lại giang hồ mà xốc nổi quá sẽ chuốc họa vào thân.
Văn Tuyết nghe thầy la vội cúi đầu biết lỗi:
- Dạ, con biết rồi, thưa thầy.
Phan Sinh nghe được lõm bõm câu chuyện của họ nên thì thầm với Trần
Lâm:
- Anh cũng nên thượng đài để học hỏi thêm kinh nghiệm. Sáu năm học
nghệ, đây là dịp tốt để thử thách và rèn luyện, anh không nên bỏ lỡ.
Trần Lâm nói:
- Để xem. Đằng nào tôi cũng phải ghé về thăm chú Lê Trung và anh em
thủy thủ. Chúng ta cùng đi.
- Tôi phải viết mấy chữ nhờ Lan Anh tìm người mang về cho cha mẹ đã.
Trần Lâm và Phan Sinh xuống bến tàu ở đầm Hải Hạc, gặp lúc đoàn tàu
buôn còn ở bến. Sáu năm biệt tích, cả Lê Trung lẫn anh em thủy thủ đoàn
đều tin rằng Trần Lâm đã chết, nay bỗng nhiên chàng trở về khiến cho tất
cả mọi người đều ngạc nhiên. Lê Trung ôm chầm lấy chàng mừng rỡ:
- Cháu còn sống trở về, mà lại khỏe mạnh thế này nữa chứ, thật là ơn Trời
Phật cao lớn vô cùng. Nào lên thuyền, chúng ta cùng nhau uống rượu. Cháu
phải kể lại đầu đuôi sự việc cho tất cả cùng nghe. Tiểu Hồng mà biết cháu
còn sống chắc nó sẽ lại khóc vì vui mừng cho coi. Tội nghiệp, ngày cháu bị
bắt, nó khóc ròng cả mấy tháng liền đó.
Trần Lâm nghẹn ngào nói:
- Cảm ơn sự thương yêu của các chú và các anh. Cháu sẽ vào thăm Tiểu
Hồng sau.
Chàng bèn giới thiệu Phan Sinh với mọi người. Chào hỏi nhau xong, Lê
Trung và anh em thủy thủ bày một cuộc rượu trên thuyền. Trần Lâm từ từ
kể lại chuyện sáu năm qua, nghe xong ai nấy cũng đều mừng rỡ. Lê Trung
nói:
- Vậy là trong cái rủi lại có cái may. Thật xót thương cho mấy anh em thủy
thủ và Lưu Phương. Cháu có muốn nhân cơ hội này thử xem tài nghệ của
mình đến đâu không?
Mấy người thủy thủ đều tỏ ra ủng hộ. Một người lên tiếng: