Nghe tin, Nguyễn Khắc Tuyên và Lưu Khâm hoảng hốt truyền cho Phan
Ngọc Chánh vừa mới xuất quân đi phải trở về phủ Quy Nhơn gấp để bàn
định lại kế hoạch.
Chỉ có cánh quân của Cai cơ Tống Phước Hiệp cùng phó tướng Nguyễn
Văn Hưng và tiên phong Nguyễn Khoa Kiên đang từ Tây Sơn theo đường
thượng đạo kéo quân vào vùng núi rừng Vĩnh Thạnh còn chưa hay biết. Khi
qua khỏi núi Hòn Bong, sắp vào địa giới Kim Sơn thì trời đã hoàng hôn,
Tống Phước Hiệp lệnh cho ba quân hạ trại nghỉ ngơi. Đêm đó ông họp hai
tướng nói:
- Ngày mai chúng ta đưa quân qua đèo Giốc Đót là đã vào vùng Kim Sơn.
Theo bản đồ của phủ Quy Nhơn cung cấp thì từ đây chúng ta có hai đường
để vào Truông Mây. Đường thứ nhất là tiếp tục men theo thượng đạo lên
mé tây của Kim Sơn rồi đổ xuống. Đường thứ hai là xuống phía đông theo
đèo Màn Lăng mà vào Thạch Khê ở mặt nam của Truông Mây. Theo hai
ông thì chúng ta phải làm thế nào?
Nguyễn Văn Hưng nói:
- Từ thượng đạo, nếu muốn xuống thành Truông Mây núi non trập trùng
hiểm trở, rất khó cho đại quân của ta. Đèo Màn Lăng tuy dốc cao nhưng ít
hiểm trở hơn, lại không dài lắm, chừng bốn, năm dặm (6 - 7km), có thể đưa
đại binh qua được. Qua đến Thạch Khê là vào đến nguồn Trà Đanh, nơi
thượng nguồn của dòng Kim Sơn rồi.
Phước Hiệp hỏi:
- Nếu giặc cho quân án ngự đỉnh đèo Màn Lăng thì sao?
Nguyễn Văn Hưng đáp:
- Bọn cướp Truông Mây chẳng có bao nhiêu quân mà phải chia ra bốn mặt
trận nên ở đây chắc không còn được bao nhiêu. Chúng lại phải lo phòng thủ
thành Truông Mây cho nên dù có quân đóng ở đỉnh đèo cũng sẽ rất ít.
Chúng ta cho vài toán quân leo núi bất thần đánh úp hai bên đỉnh đèo là có
thể bắt được bọn giặc.
Tống Phước Hiệp khen:
- Tướng quân suy tính như thế rất hay. Vậy tôi cấp cho tướng quân và Khoa
Kiên hai ngàn quân đi ngả Màn Lăng vào Trà Đanh. Phần tôi sẽ dẫn ngàn