ÉN LIỆNG TRUÔNG MÂY - TẬP 4 - Trang 257

quân qua đèo Giốc Đót để tới Kim Sơn. Tôi tin bọn cướp sẽ không ngờ
chúng ta lại theo ngả Giốc Đót đánh vào vì đường đi ở đó rất hiểm trở.
Cánh của tướng quân e sẽ gặp sự kháng cự mạnh mẽ đấy, hai vị nên cẩn
trọng.
Nguyễn Khoa Kiên nói:
- Đường bên đó hiểm trở, chủ soái phải thật cẩn thận mới được.
Phước Hiệp cười nói:
- Tuy đường hiểm trở nhưng ta đi vào chỗ không người thì còn dễ hơn hai
người đi đường thông đạo mà lại gặp phải sự kháng cự của địch. Đó là kỹ
thuật áp dụng chính binh và kỳ binh. Người thiện chiến đi vào chỗ không
người, đánh vào nơi địch không phòng bị là nhờ áp dụng tinh vi kỳ binh và
chính binh, hai người phải nhớ kỹ điều này. Dù sao tất cả cũng nên cẩn
thận, đừng khinh địch là tốt hơn hết.
Nguyễn Văn Hưng nói:
- Được theo chiến đấu bên tướng quân chúng tôi đã học hỏi được rất nhiều
điều.
- Thôi hãy nghỉ ngơi để rạng sáng ngày mai còn lên đường.
Tống Phước Hiệp tuy tính toán rất hay nhưng chiến thuật hành quân của
ông ta không qua khỏi tai mắt của toán thám báo Truông Mây đang ẩn nấp
khắp nơi tại vùng Vĩnh Thạnh - Kim Sơn. Tin hai cánh quân của Phước
Hiệp đưa về Truông Mây, cùng lúc Trần Lâm từ Thạch Tân cũng về đến
nơi. Trần Lâm vỗ tay nói với Lía:
- Vậy là Tống Phước Hiệp chọn con đường mà chúng ta đã chọn. Phen này
đại ca có dịp ra oai cho danh tướng nhà Nguyễn phải dập đầu bái phục
chàng Lía Truông Mây rồi.
Lía hỏi:
- Tống Phước Hiệp đem theo cả ngàn bộ binh và kỵ binh, đệ nghĩ với năm
mươi quân thiết kỵ của ta có thể cầm cự được không?
- Thắng thì không nổi nhưng cầm cự một thời gian rồi bỏ chạy thì không
khó. Có điều để an toàn hơn, đệ sẽ cho hai trăm cảm tử quân phục sẵn ở đó
phòng trường hợp đại ca gặp nguy hiểm hoặc nếu Tống Phước Hiệp không
chịu chui vào rọ thì họ sẽ liều chết để đánh ép chúng vào. Ở địa bàn rừng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.