khi ông thực hiện “cuộc chạy đua đến Đường Dây”. Tuy nhiên, không gian
chỉ đạo trận chiến của ông càng lớn thì ông càng thấy mình phải ở lại sở chỉ
huy nhiều hơn và phải tự bằng lòng với việc chỉ đến thăm các sở chỉ huy
cấp dưới.
Tốc độ là yếu tố rất quan trọng cho thành công của Rommel. Nếu còn
sống, chắc chắn ông sẽ ủng hộ khái niệm được cựu phi công máy bay chiên
đâu, đại tá John Boyd của Không quân Mỹ phát triển vào những năm 1980.
Kết luận của John Boyd từ một nghiên cứu về các chiến thuật của chiến đấu
cơ là phi công nào nắm bắt tình hình, xác định một kế hoạch, và đưa nó vào
hành động nhanh hơn so với đối thủ thì nhất định chiến thắng. Chu kỳ
Boyd của Rommel (còn được gọi là OODA: Quan sát, Định hướng, Quyết
định, Hành động - Observation, Orientation, Decision, Action) là nhất quán
từ khả năng gây bất ngờ, thường là qua việc xuất hiện từ một hướng bất
ngờ. Những chiến tích của ông với đội quân sơn cước trong những năm
1916-1918 là các ví dụ về điều này. Thật vậy, ông đã phát triển nhiều
phương thức hoạt động (modus operandi) của mình trong Thế chiến II từ
những gì đã học được trong Thế chiến I. Đúng là chỉ đến năm 1939, thiết
giáp mới là phương tiện tốt hơn trong việc tạo ra hiệu quả chiến dịch so với
bộ binh, như ông nhanh chóng nhận ra từ những quan sát về chiến dịch ở
Ba Lan.
Rommel hoàn toàn hiểu rõ tầm quan trọng sống còn của hậu cần trong
hoạt động quân sự. Thế tiến thoái lưỡng nan của ông ở Bắc Phi thường là
do ông không có đủ nguồn lực để hỗ trợ những gì ông muốn đạt đến. Vấn
đề là việc kiểm soát những nguồn lực lại không nằm trong tay ông. Đó là
phạm vi thẩm quyền của Commando Supremo ở Rome, vì tàu của Ý chở đồ
tiếp tế qua Địa Trung Hải. Cũng chính người Ý kiểm soát cảng cửa khẩu
Tripoli, cũng như các cảng Benghazi và Tobruk khi chúng đang nằm trong
tay phe Trục. Sự thực, hệ thống quan liêu Ý đóng vai trò trong việc kìm
hãm việc giao hàng tiếp tế cho mặt trận, nhưng một phần của vấn đề là tính
chất của cuộc chiến tranh sa mạc. Nó được đặc trưng bởi những cuộc tiến
quân kịch tính của hết phe này đến phe kia, kết quả là các tuyến tiếp tế bị
kéo giãn quá mức khiến những kẻ tấn công dễ bị tổn thương. Nhưng còn có