cần sự nghiêm trang, đứng đắn, bất kể lúc nào, bất kể nơi đâu
ông cũng có thể khiến người khác phải ôm bụng cười ngặt nghẽo.
Lee Jeok-yo có một tài năng siêu việt hơn người về niềm vui với
cuộc sống. Nếu nhà thơ cố tình để lại cuốn hồi ký, thì chắc
chắn nội dung của nó sẽ không chỉ đơn thuần, vì thế phóng viên S
đã đoán định một cách chắc chắn như thế.
“Nghe nói trong di thư viết một năm sau mới được phép mở, có
đúng vậy không?” Phóng viên S thấp giọng hỏi.
“Cũng không hẳn như thế, đó là...”
Đúng lúc đó, một nhà thơ thế hệ đàn em cầm ly rượu đến bên
chỗ tôi. Tôi làm ra vẻ rất tự nhiên đón lấy ly rượu và mau chóng
quay người đi.
Tuy nhà thơ đã ghi rất rõ ràng trong di thư “một năm sau sẽ công
bố công khai”, nhưng nội dung cuốn hồi ký lại khiến người khác
bất ngờ, đến nỗi tôi không thể đưa ra một quyết định nào cả. May
thay, một tác giả khác phía đối diện đang lớn tiếng gọi phóng viên
S, tôi thở phào nhẹ nhõm. Không khí buổi tiệc càng lúc càng náo
nhiệt.
Hôm sau, chưa đến mười giờ sáng, phóng viên S đã gọi điện thoại
đến: “Tôi muốn phát biểu về vài di tác của nhà thơ Lee Jeok-yo
trên báo, xin ông hãy gửi cho tôi.”
“Không có tác phẩm nào đáng để phát biểu cả.”
“Chẳng phải hôm qua ông nói có di tác và tùy bút sao? Nếu
không có thơ thì tùy bút cũng được. Buổi trưa tôi qua nhé.”
“Buổi trưa tôi không ở văn phòng, hơn nữa tôi cũng chưa đọc kỹ
cuốn hồi ký, để sau này tôi gọi lại cho cậu. Nếu như có gì đáng để