Eun-kyo từ đầu đến cuối không thấy có mặt. Những người biết
chuyện đều ghé sát tai tôi thì thào, oán trách không ngớt lời về việc
một người được thừa kế toàn bộ nhuận bút mà đến ngày tưởng
niệm cũng không thèm tham gia như Eun-kyo.
Buổi tưởng niệm được tổ chức rất long trọng. Xen lẫn những bài
thơ là những bài hát và khúc tưởng niệm vô cùng bi thiết, một vài
độc giả nữ thỉnh thoảng vẫn đưa khăn tay lên lau đôi mắt đẫm lệ của
mình. Đương nhiên sau buổi lễ sẽ có bữa tiệc nhẹ, việc đó do chính tôi
sắp xếp.
“Nghe nói, trước khi nhà thơ tạ thế, ngoài di thư vẫn còn một
cuốn hồi ký.” Phóng viên S phụ trách mảng văn hóa báo B hỏi. Đó
cũng là một tác giả.
Câu hỏi này quá đột ngột nên tôi có chút ngạc nhiên, bối rối.
“Cuốn bút ký đó có nội dung như thế nào vậy?”
“Chỉ là... là... những cái đó...”
Không hiểu có phải ai đó chọc cười hay không mà phía sau bỗng
nổi lên những tràng cười không dứt.
“Lắp bắp kìa, lạ thật đấy nhé. Cuốn hồi ký đó có nội dung gì
mà khiến ông thế này chứ? Lẽ nào là một di tác?”
“Tôi vẫn chưa đọc hết. Cũng có một số di tác và một số tùy
bút.”
Khi còn sống, nhà thơ Jeok-yo hầu như chưa bao giờ tham gia
những hoạt động văn học. Thỉnh thoảng ông ấy cũng mời khách
đến nhà uống rượu. Những lúc đó ông khác hẳn với cái tên tịch liêu
của mình, cũng cười đùa, trêu chọc và trở thành một người hoàn toàn
hoạt ngôn. Ông cũng rất hài hước, chỉ cần không phải trường hợp