tháng Hai năm 2006. Hai chính phủ đều muốn giảm bớt khả năng xung đột
quân sự về vấn đề tranh chấp khu vực khai thác dầu khí thông qua các cuộc
đàm phán kín. Nhưng việc Trung Quốc làm rò rỉ thông tin ra bên ngoài và sự
hiếu chiến của chính các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã đẩy
những cuộc đàm phán này trở thành tâm điểm chú ý của công luận. Điều này
sẽ khiến việc nhượng bộ trong đàm phán trở nên khó khăn hơn, và làm tăng
nguy cơ xảy ra xung đột quân sự giữa hai nước.
Vào tháng Bảy năm 2005, sáu tiếng sau khi sina.com, cổng thông tin
Internet của Trung Quốc, đưa tin về quyết định của chính phủ Nhật Bản cho
phép một công ty dầu khí tiến hành khoan ở khu vực tranh chấp, 2.400
người đã viết lên mạng những thông điệp bày tỏ thái độ “rất tức giận và lên
án, với các từ ngữ như “đó là một sự xâm phạm trắng trợn lợi ích hàng đầu
của Trung Quốc”, và “thông qua hành động này, Nhật Bản định làm tổn hại
đến sự phát triển của Trung Quốc”. Tân Hoa Xã tường thuật về phản ứng
mạnh mẽ trên mạng của công chúng, để bảo đảm rằng các quan chức cấp
cao biết về sự kiện này. Hãng này cũng trích lời một giáo sư của trường Đại
học Chiết Giang: “Tham vọng chiếm đoạt các nguồn dầu khí ở thềm lục địa
biển Hoa Đông của Nhật Bản là một hình thức mới của chủ nghĩa bành
trướng và tư tưởng xâm lược trong Chiến tranh Thế giới II.” Theo tường
thuật của tờ Nhân dân Nhật báo và các nguồn tin khác, các quan chức ngoại
giao đã phản đối mạnh mẽ chính quyền Nhật Bản cả ở Bắc Kinh và Tokyo.
Nhìn từ góc độ chính trị nội bộ, Trung Quốc hài lòng với việc dành ưu
tiên cho vấn đề “vô hình” liên quan tới lịch sử Nhật Bản trong Chiến tranh
Thế giới II hơn là cho việc đàm phán một giải pháp cho tranh chấp “rất hữu
hình” là việc khoan tìm dầu khí ở biển Hoa Đông. Có tin Ngoại trưởng Lý
Triệu Tinh đã nói với các nhà ngoại giao Nhật Bản vào tháng Mười năm
2005: “Nếu giải quyết được vấn đề nhận thức của Nhật Bản về lịch sử và
việc [thủ tướng] viếng thăm Đền Yasukuni, chúng ta hoàn toàn có thể giải
quyết vấn đề biển Hoa Đông bằng một hiệp định hữu nghị.”
Khách quan mà nói, vì lợi ích quốc gia lâu dài, tốt nhất là Trung Quốc nên
gạt quá khứ sang một bên và phát triển mối quan hệ hữu hảo với Nhật Bản,