Khủng hoảng eo biển Đài Loan 1995-1996
Hỗn hợp dễ cháy giữa chính trị trong nước và chính sách Đài Loan lẽ ra
đã làm bùng phát một cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong
những năm giữa thập kỷ 1990. Tôi đã ở Lầu Năm Góc tham gia một cuộc
họp của Hội đồng Chính sách Quốc phòng trong tháng Ba bi thảm năm
1996, khi chính quyền Clinton đang quyết định làm thế nào để đối phó với
việc Trung Quốc đe dọa quân sự với Đài Loan. Bộ trưởng Quốc phòng
William Perry mang vẻ mặt đăm chiêu, người tiên phong ủng hộ chính
quyền can dự vào Trung Quốc, đã lập luận đầy thuyết phục về việc đưa ra
một tín hiệu quân sự rõ ràng để ngăn chặn Trung Quốc tiếp tục leo thang.
May mắn thay, việc này đã có tác dụng. Tuy nhiên, một cuộc đối đầu Trung
- Mỹ về Đài Loan có thể xảy ra một lần nữa. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
từng có lịch sử thực hiện tấn công quân sự để đạt được các mục tiêu của
mình, đặc biệt là khi các vấn đề lãnh thổ bị đe dọa.
Tháng Một năm 1995, Chủ tịch Giang Trạch Dân, người vừa bắt đầu củng
cố quyền lực với vai trò lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc khi nhà lãnh đạo
lão thành Đặng Tiểu Bình phải nằm liệt giường, đã đưa ra lời đề nghị mà
theo tiêu chuẩn Trung Quốc là táo bạo và tích cực, đó là đề nghị tái thống
nhất hòa bình với Đài Loan. Trong văn bản nổi tiếng gọi là “Tuyên bố Tám
điểm của Giang Trạch Dân”, ông đề nghị đàm phán tất cả các vấn đề với
chính quyền Đài Loan trên cơ sở bình đẳng “với tiền đề là một nước Trung
Quốc”. Tất cả những gì mà các nhà lãnh đạo của Đài Loan sẽ phải thừa nhận
là nguyên tắc “một Trung Quốc” của Trung Quốc, tức chỉ có một nước
Trung Quốc và Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Đây là quan điểm đã
có từ lâu của Quốc dân Đảng, đảng cầm quyền ở Đài Loan. Việc trao trả các
thuộc địa Hồng Kông và Ma Cao cho chính quyền Trung Quốc tiến triển rất
nhanh (Hồng Kông vào năm 1997 và Ma Cao 1999), và họ Giang kỳ vọng
Đài Loan có thể mau chóng theo sau. Giang coi nghị trình tái thống nhất như