GÃ KHỔNG LỒ MẤT NGỦ - Trang 349

chắn một cuộc trưng cầu dân ý để thay đổi Hiến pháp sẽ được thực hiện. Tại
thời điểm đó, Hồ Cẩm Đào, để duy trì sự vững vàng chính trị ở trong nước,
sẽ phát động một cuộc tấn công nhằm vào Đài Loan. Theo trích dẫn từ một
bài báo Trung Quốc, “Bất cứ nhà hoạch định chính sách nào của Trung
Quốc cũng cảm thấy việc quyết định chịu đựng Đài Loan khó khăn hơn
nhiều so với việc quyết định phát động chiến tranh, ngay cả trong trường
hợp Trung Quốc không thể giành phần thắng. Các chiến lược gia Trung
Quốc không nhất thiết phải có đủ uy tín (đôi khi thỏa hiệp còn cần nhiều uy
tín hơn) cũng như quyết tâm để có thể ngầm chấp thuận và thuyết phục
người dân chấp nhận thực tế Đài Loan độc lập.”

Để giúp Hồ Cẩm Đào tìm một giải pháp mạnh mẽ khác thay cho chiến

tranh, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã đưa ra một ý tưởng hết
sức sáng tạo. Trung Quốc có thể hợp pháp hóa đòn phản công đối với cuộc
trưng cầu dân ý của Đài Loan (cũng như đối với Đạo luật Quan hệ với Đài
Loan của Hoa Kỳ) - đó là ban hành một đạo luật phản đối Đài Loan độc lập.
Vấn đề ở đây là làm thế nào đưa ra được một đạo luật vừa có sức mạnh
trước dư luận, trước Đài Loan và Hoa Kỳ, nhưng đồng thời vừa nới tay cho
Bắc Kinh để họ có thể linh động trong những tính toán riêng.

Trước khi bản dự thảo cuối cùng của đạo luật này được công bố, nội dung

của đạo luật đã sớm được một số quan chức Trung Quốc chuyển ra ngoài
nhằm trấn an nỗi quan ngại của Hoa Kỳ. Họ nhấn mạnh thông qua luật này,
việc đe dọa sử dụng vũ lực của Trung Quốc sẽ được làm rõ - Trung Quốc
không bao giờ bắt ép thống nhất mà chỉ ngăn chặn những nỗ lực giành độc
lập của Đài Loan. Họ nói, đạo luật này chỉ đơn giản giúp duy trì tình trạng
cân bằng hiện thời. Tên gọi ban đầu của đạo luật này là “Luật tái thống
nhất”, nay được đổi thành “Luật chống ly khai”. Hồ Cẩm Đào muốn tự giảm
sức ép cho bản thân bằng cách giảm bớt căng thẳng mà một Giang Trạch
Dân thiếu kiên nhẫn đã gây ra. Tuy nhiên, có vẻ như không phải ai cũng ủng
hộ họ Hồ. Khi bản dự thảo cuối cùng được đưa ra, phần quy định cho phép
sử dụng vũ lực còn khá mập mờ và chung chung. Nó cũng có điều khoản
tương tự như mục “nếu thứ 3” trong Sách Trắng năm 2000. Điều 8 trong dự
luật này quy định “chính phủ được phép sử dụng các biện pháp không hòa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.