xin lỗi thông qua Đại sứ Hoa Kỳ James Sasser. Tổng thống cũng xin lỗi trên
truyền hình, điện đàm với Chủ tịch Giang vài ngày sau đó, và đến ký sổ tang
của đại sứ quán Trung Quốc ở Washington. Đêm Hoa Kỳ ném bom, Ngoại
trưởng Madeleine Albright đã phải tới đại sứ quán Trung Quốc xin lỗi Đại
sứ Lý Triệu Tinh, và trên đường đi ra bà bị một đám đông các nhà báo Trung
Quốc do Đại sứ Trung Quốc mời tới xô đẩy, la ó và giương nắm đấm.
Chúng tôi đã điều chỉnh không lưu khu vực Belgrade cho phép máy bay
Trung Quốc hạ cánh đem xác nạn nhân và sơ tán những người bị thương.
Đại sứ Sasser tại Trung Quốc xin phép được dự lễ tang tại sân bay khi máy
bay hạ cánh, tuy nhiên chính phủ Trung Quốc đã từ chối. Chúng tôi tìm cách
cử một phái đoàn cao cấp tới Bắc Kinh ngay lập tức, tuy nhiên chính phủ
Trung Quốc yêu cầu chúng tôi đợi. Đại sứ quán chúng tôi tại Bắc Kinh cũng
như tổng lãnh sự quán tại các thành phố khác ở Trung Quốc đã treo cờ rủ.
Chúng tôi tìm mọi cách có thể bày tỏ sự hối hận đối với chính phủ và nhân
dân Trung Quốc.
Tôi đã tràn trề thất vọng, những lời xin lỗi chân thành của chúng tôi chẳng
thay đổi được phản ứng của Trung Quốc. Những đoàn người biểu tình lập
tức đổ xuống đường phố Bắc Kinh và đó là cuộc biểu tình lớn nhất kể từ
cuộc biểu tình đòi dân chủ tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Hàng
chục nghìn thanh niên, hầu hết là sinh viên, đã biểu tình phản đối bên ngoài
đại sứ quán Hoa Kỳ tại Bắc Kinh và các tổng lãnh sự quán tại Quảng Châu
và Thành Đô, hò hét các khẩu hiệu chống Hoa Kỳ, ném gạch đá và bom
xăng. Truyền thông Hoa Kỳ đã đăng các bức ảnh Đại sứ Sasser trong đại sứ
quán giữa cuộc vây hãm, trông như một tù nhân bị nhốt trong tòa nhà sứt
sẹo vì chiến trận. Sinh viên cũng tấn công các nhà hàng McDonald và gà rán
Kenturky tại Bắc Kinh.
Lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc đã chuyển hướng sự tức giận mang tinh
thần yêu nước của sinh viên, vốn đang chĩa mũi dùi vào họ, sang phía Hoa
Kỳ. Ngay từ những bản tin đầu tiên về sự kiện này, báo chí chính thống của
Trung Quốc đã mô tả đây là một sự cố ý, là một hành động “man rợ” và “vô
liêm sỉ”. Các phương tiện thông tin đại chúng cũng trì hoãn đưa tin xin lỗi