của Tổng thống Clinton, ngoại trưởng và các quan chức cao cấp Hoa Kỳ
khác, mà đưa tin ủng hộ việc biểu tình như là sự thể hiện lòng yêu nước của
thanh niên. Theo yêu cầu của chính phủ, các trường đại học cung cấp ô tô để
đưa sinh viên đến biểu tình bên ngoài đại sứ quán Hoa Kỳ. Cảnh sát đứng
ngay đó nhưng vẫn cho phép bạo lực xảy ra, chỉ can thiệp khi đoàn người
biểu tình tiến vào địa giới đại sứ quán Hoa Kỳ. Chủ tịch nước Giang Trạch
Dân né tránh sự chú ý bằng cách cử Phó Chủ tịch Hồ Cẩm Đào xuất hiện
trên truyền hình, bày tỏ sự ủng hộ của chính phủ đối với những người biểu
tình nhưng cũng cảnh báo họ không được vượt quá giới hạn, “hành động có
trật tự và tuân theo pháp luật”. Chính phủ Trung Quốc hủy bỏ mọi cuộc gặp
ngoại giao với Hoa Kỳ trong năm đó.
Một nghiên cứu của Trung Quốc về khủng hoảng đã giải thích: “Chính
phủ cũng như lãnh đạo các trường đại học trước sức ép to lớn buộc phải cho
phép sinh viên và người dân biểu tình. Chủ tịch Giang Trạch Dân sau đó đã
nói với các quan chức Hoa Kỳ rằng Trung Quốc “không thể kiểm soát được
1,2 tỉ dân đang tức giận.”
Thời gian xảy ra sự cố này buộc các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải có
những phản xạ phòng vệ. Một vài dịp lễ lớn thường niên kỷ niệm các sự
kiện lịch sử đã phá sản vào năm 1999, và trong quá khứ nhiều cuộc kỷ niệm
như thế này đã trở thành các cuộc biểu tình lớn. Trong mùa xuân năm 1999,
Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chuẩn bị cho hai lễ kỷ niệm những cuộc biểu
tình trong lịch sử trong lo lắng, bởi đấy có thể là cái cớ khiến sinh viên đổ ra
đường chống lại chế độ một lần nữa: một là lễ kỷ niệm lần thứ 80 cuộc tuần
hành chống lại những nhượng bộ của chính quyền Trung Hoa Dân quốc đối
với Nhật Bản ngày mùng 4 tháng Năm năm 1919, hai là lễ kỷ niệm mười
năm biểu tình ủng hộ dân chủ tại quảng trường Thiên An Môn, ngày mùng 4
tháng Sáu năm 1989.
Chủ tịch Giang Trạch Dân và các nhà lãnh đạo Trung Quốc khác đã bắt
đầu cảm nhận được sự căng thẳng gia tăng bởi vì chỉ hai tuần trước vụ ném
bom đại sứ quán Trung Quốc tại Belgrade, họ đã chứng kiến một cảnh tượng
đáng báo động: trên mười nghìn môn đệ phái Pháp Luân Công ngồi lặng lẽ