GÁI QUÊ - Trang 11

Chương giới thiệu Gái Quê

Trần Thanh Mại, 1941
Năm 1932, bài “văn xuôi có vần” Tình xưa của Phan Khôi tiên sinh vứt

ra giữa làng thơ, tác giả có ngờ đâu nó dội to như một tiếng sét làm điếc tai
long óc đám thanh niên thi sĩ. Hai chữ “Thơ Mới” ra đời. Nhà thi sĩ bất tử
Tản Đà có nổi giận la lớn rằng đó không có gì mới cả, và môn đệ của tác
giả Giấc mộng con dù có theo thầy mà hằn học, nổi lên phản đối, đem
những thơ cổ phong từ khúc của thầy ra làm tỉ dụ cũng vô ích mà thôi.
Thanh niên đã quá chán nản với cái rọ Đường Thi. Họ muốn rộng, họ khát
cao. Họ thấy rằng thể “Thơ Mới” là cái bửu bối có thể đánh đổ hòn Ngũ đài
sơn nó đang đè chụp lấy Thơ, cái anh chàng Tôn Ngộ Không ấy mà không
cho anh ta “tề thiên”!

Sự thành công rực rỡ của Thế Lữ càng làm cho thanh niên say sưa lắm.

Kế đến, Phạm Huy Thông, Đỗ Huy Nhiệm, Nguyễn Xuân Huy, Nguyễn
Văn Kiện, Vũ Đình Liên, Nguyễn Vỹ, Thao Thao, Lan Sơn, Thái A, B.
Blan, chen nhau mà nhảy lên thi đàn mới. Ở Trung Kỳ thì có Lưu Trọng Lư,
Thái Can, Thanh Tịnh... Bích Khê cũng từ giã vườn thơ của Tiếng Dân, trở
về thu mình như một con rắn thay vỏ tại Thu Xà (Quảng Ngãi) để chiêm
nghiệm một lối thơ thuần túy.

Ở tận góc trời Nam, ông Lâm Tấn Phác không cưỡng nổi với phong trào

mới, cũng đành bỏ hồ, bỏ động của mình mà về nhập ngũ vào đạo binh
cách-mệnh.

Vào thuở ấy, nhà thơ Đường luật Lệ Thanh (Hàn Mạc Tử) đang chủ

trương những tờ báo văn học ở Sài Gòn. Lẽ cố nhiên, tâm hồn rào rạt của
chàng hứng đón ngọn gió mới với một sức bồng bột mãnh liệt.

Quyển Bâng Khuâng của Phan Văn Dật, với cái nhạc điệu nhẹ nhàng và

cái thuần túy rất Việt Nam của nó, được Hàn Mạc Tử rất ưa và đã giúp
nhiều cho việc chuyển gấp chàng từ địa hạt thơ cũ qua thơ mới.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.