GÁI QUÊ - Trang 13

Dầu ai dưới cành lê...
Với những ngày hờ hững
Cố tình quên phu thê,
Trong khi nhìn mây nước,
Lòng xuân cũng não nề.
Một hạng thiếu niên thi sĩ đời bây giờ có thể cho lối dùng chữ ấy là sáo.

Chính Hàn Mạc Tử cũng biết thế, nên về sau để trả lời cho lối dùng thể thơ
theo kiểu thơ của Xuân Diệu, Hàn viết: “Vẫn biết nghệ thuật chuộng ở sự
tiến bộ, ở sự hoàn toàn từ tinh thần đến hình thức của một bài thơ. Song le,
ta không nên quên rằng thơ ta là thơ quốc âm, ta phải giữ cái tinh thần An
Nam của ta, hơn nữa, cái tinh thần Đông phương mà sự rung cảm tâm hồn
người ta là nhờ ở cái đẹp kín đao, cái tình sâu sắc, cái buồn thấm thía... Vì
thế, cho nên những sáo ngữ: trăng, hoa, tuyết, gió, hay là những danh từ
đẩy đưa trong khi hành văn (những danh từ rất thường dùng) đều là những
luận đề bất tử cả. Mất những danh từ ấy, những sáo ngữ ấy, nghĩa là mất
hết tinh thần Đông phương rồi, mất cái điện lực, cái gân chuyển tình cảm
vào người.”

Hàn Mạc Tử phê bình nghệ thuật của Xuân Diệu như thế này:
“Bao giờ Xuân Diệu cũng ưa lập dị với những thi liệu của Tây phương,

cốt làm cho bài thơ mình có cái dáng dấp một sự duy tân. Nhưng cuộc duy
tân ấy thất bại ngay, vì không hợp với lòng đâu, nghĩa là không cảm được
người ta vậy. Phải để cho bài thơ cái cốt cách nguyên vẹn từ xưa, cái cốt
cách cố hữu của nó, mới nổi cái giá trị của nó lên. Kết luận, không thể lập
dị trong những sự dùng chữ kiểu cách, những “tournures” lạ kỳ để làm cho
bài thơ thoát sáo, vì thoát sáo theo kiểu ấy, bài thơ sẽ mất sức rung cảm,
kém hay.”

Tuy là nói vậy, để bênh vực cho một lối thơ mà chính mình đã làm, chứ

về sau Hàn Mạc Tử lại còn đi xa hơn Xuân Diệu nữa, còn táo bạo, còn lập
dị hơn nhiều, chàng sẽ lạc vào rừng tượng trưng và siêu thực, nó sẽ làm cho
người theo chàng phải đứng chưng hửng ở ngoài, ngơ ngác không biết ra
sao nữa hết.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.