vui, buồn, giận, hờn đến gần đứt cuộc sống.”
Tấm lòng chân thực và thành khẩn ấy, tự nó đã tạo giá trị nhân bản cho
tác phẩm. Huống chi nhà thơ còn là bậc tài năng lớn, hoàn toàn làm chủ kỹ
thuật điêu luyện, ngôn ngữ phong phú, hình tượng độc sáng, đi từ lối
Đường luật cổ điển chuyển sang nguồn thi hứng hoàn toàn hiện đại, gần với
trường phái siêu thực phương Tây thời đó - vẫn còn mới mẻ đến ngày nay.
Cuộc sống nghiệt ngã của tác giả, rồi lịch sử dân tộc đa đoan, đã giới hạn
âm vang của tài thơ. Trong một thời gian dài, tác phẩm Hàn Mạc Tử chỉ
được phổ biến rộng rãi tại các thành phố, ở nửa phần đất nước. Từ cuộc Đổi
Mới, cụ thể là từ 1987, tác phẩm Hàn Mạc Tử đã được truy tầm, phổ biến.
Đặc biệt là nhà xuất bản Hội Nhà văn đã cố gắng in lại những tập thơ ấn
hành trước 1945 theo đúng nguyên bản, và không tị hiềm chính trị. Tuy
nhiên, Hội không tìm ra tác phẩm Gái Quê của Hàn Mạc Tử, do tác giả tự
xuất bản, in tại nhà in Tân Dân, Hà Nội, xong ngày 23-10-1936. Để cho đủ
bộ sưu tập, và in ấn kịp thời toàn bộ 12 cuốn, nhà xuất bản năm 1992 đã
phải đành lòng in lại tập thơ theo bản chép tay của Chế Lan Viên, nhà Văn
học xuất bản 1987, gồm có 21 trên 34 bài trong nguyên tác; trong phần in
lại, có bài bị cắt xén. Từ ấy đến nay, Hội Nhà văn đã có lời hứa cố công tìm
lại Gái Quê, bản in 1936, nhưng vô hiệu. Chúng tôi xin phép đính kèm thư
nhà xuất bản trần tình, tháng 11.1992 (xem phụ lục tiếp theo).
Chúng tôi lưu cư tại nước ngoài non nửa thế kỷ, nhưng vẫn quan tâm
đến văn học nước nhà. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hàn Mạc Tử,
chúng tôi thử tìm lại thi tập Gái Quê, bản in Tân Dân, năm 1936, dọ hỏi
những gia đình thân thuộc với nhà thơ, trong và ngoài nước, thì họ cho biết
đã từng sở hữu, nhưng hiện thời lạc mất. May mắn được bà Hoàng Thị
Quỳnh Hoa, ở Maryland, Mỹ, có lưu giữ một bản sao trong tư liệu người cô
là Hoàng Thị Kim Cúc (Huế), do Trần Như Uyên đánh máy lại năm 1969,
từ một bản đánh máy khác của nhà thơ Phan Văn Dật, cùng ở Huế.
Sau khi đối chiếu với nhiều nguồn tư liệu sẵn có, chúng tôi nhận thấy
bản đánh máy đáng tin cậy.
Ví dụ bản Gái Quê của Chế Lan Viên 1987, sau này Hội Nhà văn 1992
và 1998 lấy lại, đều không có bài Hát giã gạo mà Vũ Ngọc Phan chê “suồng