GÁI QUÊ - Trang 7

sã” và ghi trang 31

[2]

; so sánh với bản mục lục mà ông Nguyễn Đình

Niên

[3]

đề xuất trong luận văn cao học đệ trình tại Sài Gòn, tháng 7.1973,

thì đúng số trang.

Bài Nụ cười (trang 7), Bẽn lẽn (trang 10), cũng đúng số trang. Ngoài ra

bài Tình quê, trang 35, nổi tiếng, có hai câu:

Dầu ai không mong đợi
Dầu ai không lóng nghe
Bản đánh máy, cũng như nhiều bản đang lưu hành, ghi “lắng nghe”. Đối

chiếu với văn bản của những tác gia uy tín, chắc chắn đã từng đọc Gái Quê
từ bản gốc in 1936, như Trần Thanh Mại, Vũ Ngọc Phan, Hoài Thanh, thì
đúng là “lóng nghe”. Để nói rằng bản đánh máy chúng tôi có dưới tay, vì
chỉ là bản sao, nên chưa chắc đã chính xác từng chữ một, nhưng lỗi đánh
máy thì có thể phục chế. Quý hồ là nó gồm đủ 34 đề thơ, thay vì 21 theo
bản Chế Lan Viên; và gồm cả lời tựa của Phạm Văn Ký. Chưa kể bài Em
lấy chồng, tr.47, gồm 4 khổ thơ, bản Chế Lan Viên gạt bỏ 3 khổ, chỉ chừa
đoạn cuối. Theo ông chủ trương, thì trong một tuyển tập, “mình có quyền
cắt”

[4]

.

Nói tóm lại, văn bản Gái Quê chúng tôi đề xuất, không dám nói là trung

thực tuyệt đối so với bản in tại nhà in Tân Dân 1936, nhưng chắc chắn là
đầy đủ, không bị cố tình đục bỏ, cắt xén.

Toàn tập 34 bài không phải bài nào cũng hay. Và “nhiều bài có thể là của

ai cũng được” như lời phê phán công bình của Hoài Thanh

[5]

, nhưng toàn

tập không thể thiếu trong việc khôi phục sự nghiệp Hàn Mạc Tử, trong
đồng bộ phong trào Thơ Mới 1932-1945.

Mai kia mốt nọ, có ai tìm ra được ấn bản 1936, thì phục chế lại bản in

lần này, cũng không phải khó khăn.

Niềm vui là cơ duyên tìm được văn bản thất tung lâu nay, đúng vào dịp

kỷ niệm một trăm năm ngày sinh nhà thơ, 22 tháng Chín 1912.

Cũng là nén hương xa, từ ngoài nước, gửi về quê hương, tưởng niệm một

nhà thơ lớn lao và bất hạnh của đất nước.

Orléans, Pháp, 10.8.2012

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.