Hàn Mạc Tử, những điểm tồn nghi
Trước tiên là bút danh: Hàn Mạc hay Hàn Mặc?
Giới nghiên cứu gần đây đã đồng thuận về bút hiệu sau cùng trong sinh
thời nhà thơ, chính thức là Hàn Mạc Tử. Lúc đầu ông ký Hàn Mặc Tử (có
dấu ă trên chữ Mặc) trên báo Công Luận, ngày 29.3.1934; và ở đầu tập Gái
Quê, 1936, là tác phẩm duy nhất được xuất bản lúc sinh tiền. Do đó, Vũ
Ngọc Phan, trong Nhà văn hiện đại, cuốn III, đã ghi tên Hàn Mặc Tử
và
trong bài phê phán Trần Thanh Mại
đã nêu bằng chứng từ tập Gái Quê,
và cho rằng chữ Hàn Mạc Tử, mà Trần Thanh Mại
mình là sai và vô nghĩa. Hoài Thanh và Hoài Chân trong Thi Nhân Việt
Nam
, cũng đồng tình rằng “chữ Hàn Mạc Tử không có trong từ điển”,
tuy nhiên vẫn ghi Hàn Mạc Tử theo Trần Thanh Mại.
Về tên người, vấn đề không phải là ý nghĩa, mà là cách sử dụng của
đương sự trước khi qua đời, là Hàn Mạc Tử, bắt đầu trên Sài Gòn Tiểu
thuyết, 21.9.1937, và thường xuyên, nhiều nơi, từ 1939. Ngày nay, bia mộ
mới nhất của nhà thơ ghi Hàn Mạc Tử.
Về bút hiệu Lệ Thanh, các tư liệu nghiêm chỉnh nhất, từ Võ Long Tê,
Phan Cự Đệ, Phạm Đán Bình, đều cho rằng tác giả sử dụng từ 1934, khi
vào Sài Gòn làm báo. Thật sự là trước đó: trên Phụ Nữ Tân Văn, đã có tên
Lệ Thanh dưới các bài thơ Cảm hứng, số báo 163, ngày 11.8.1932, hay bài
Vợ chồng đi thuyền, số tiếp theo
Dưới bút danh Lệ Thanh, tác giả được một giải thưởng thơ gì đó của Thi
xã Gia Định, có lẽ khoảng 1934.
Thứ đến là tên thánh (nhận được khi rửa tội) của người công giáo
Nguyễn Trọng Trí, là Phan xi cô (Franois) chứ không phải là Phê rô (Pierre)
như người em ruột Nguyễn Bá Tín đã ghi
và nhiều người khác cứ thế
mà ghi tiếp vì không nghi ngờ gì. Thậm chí, tại Gành Ráng, nơi mộ phần
xây 1959, trên tấm bia cẩm thạch khắc tên “Hàn Mặc Tử tức Phero
Phanxico Nguyễn Trọng Trí”, do chính tay Nguyễn Bá Tín (sđd, tr.121) vẽ