niên B trường Pellerin ngày 5.9.1928. Cuối năm học 1928-1929 chàng
không được lên lớp, có lẽ vì chưa có bằng tiểu học. Cuối niên học ấy, tháng
6-1930, Trí thi đậu bằng tiểu học” (Bùi Tuân, sđd, tr.33). Và thôi học.
“Nhất niên” là lớp đầu tiên bậc trung học, bây giờ gọi là lớp 6, không
phải là “lớp nhất” bậc tiểu học (cours supérieur) hay “lớp đệ nhất”, cuối bậc
trung học trước kia. Điều này đã tạo ra nhầm lẫn vì có người hiểu, và dịch
“nhất niên” thành Première
theo chương trình Pháp.
Pellerin, tên Việt là Bình Linh, là một trường trung học lớn, do các sư
huynh dòng La-san cai quản; trường công giáo, có nội trú, nhưng Hàn ở trọ
bên ngoài, và đi học đều đặn, chứ không “học hai ngày nghỉ một” như Trần
Thanh Mại đã ghi (sđd, tr.25). Học trình chăm chỉ, học lực trung bình, giỏi
luận quốc văn, theo học bạ nhà trường còn lưu trữ.
Từ học vấn sang học bổng. Nhiều tư liệu, có lẽ bắt nguồn từ Quách Tấn,
ghi lại rằng Hàn vì xướng họa, rồi tiếp xúc với nhà cách mạng Phan Bội
Châu đang bị an trí tại Huế từ 1926, nên bị xóa tên trong danh sách học sinh
được học bổng đi Pháp. Điều khó tin vì nhà thơ học lực tầm thường, mà
cũng không có tư liệu cụ thể nào chứng tỏ điều này. Nhưng cơ quan cấp học
bổng là Hội như Tây du học, do thượng thư Nguyễn Hữu Bài sáng lập và
chủ trì. Ông này quen biết với gia đình Hàn Mạc Tử, cho nên dù giả thuyết
không đáng tin, nhưng cũng không nên loại trừ. Duy nó không quan trọng,
và không chứng minh được gì. Nhiều người nhắc lại, thổi phồng vì muốn
chứng tỏ ông là nhà thơ yêu nước. Và lấy thêm minh chứng khác: Trong tập
Gái Quê, tr.42, có bài Lòng quê tả tâm sự một nhà cách mạng bị tù, Chế
Lan Viên đã thổi phồng, gắn tinh thần cách mạng cho bạn
; khổ nỗi bài
này không phải của Tử mà là do ông “lược dịch” thơ Tàu của Uông Tinh
Vệ đăng trên báo Sài Gòn hai số 18 và 25 tháng 11.1935.
Phan Cự Đệ, vì chưa bao giờ thấy toàn tập Gái Quê, 1936, nên cho rằng
Tuyển Tập 1987 ghi nhầm
, kỳ thật là in đúng, chỉ tội là Chế Lan Viên
bỏ sót, hay đã cắt bỏ 1/3 tập thơ khi công bố năm 1987. Chứ không thêm
vào. Điều này thêm một minh chứng việc phát hiện và tái bản tập thơ Gái
Quê theo nguyên bản 1936 là cần thiết.