là Hoàng Tùng Ngâm, em họ cô Cúc. Sau đó Tử thôi việc vào Sài Gòn làm
báo. Về lại Quy Nhơn, xuất bản tập Gái Quê, 1936. Cuối năm, ra Huế tặng
Gái Quê cho các em cô Cúc nhưng không tặng cô - dường như cô không
muốn nhận. Có đến nhà cô, ở Vỹ Dạ nhưng chỉ đứng ngoài vườn nhìn vào.
Năm 1939, khi bệnh đã trở nặng, thì Hoàng Tùng Ngâm có mách chị. Bà
chị cảm động, gửi một tấm bưu ảnh 4x6 cm tả phong cảnh Huế cổ điển: con
đò, dòng sông, ánh sáng, khóm trúc. Phía sau có dòng chữ thăm hỏi và chúc
sức khỏe, không ký tên, không đề ngày tháng, do cậu em chuyển đi. Sau đó,
tháng 11.1939, cô nhận được, vẫn do cậu em chuyển lại, bài thơ chép tay
dưới tựa đề chính xác: Ở đây thôn Vỹ Giạ. Câu chuyện đơn giản và đơn
phương như vậy, không như người đời thêu dệt về sau: rằng Hàn Mạc Tử
muốn tiến đến hôn nhân nhưng nhà gái chê “không xứng mặt đông sàng”
(Quách Tấn, sđd, tr.93). Rằng Kim Cúc đã gửi một “phiến ảnh 6x9, chị mặc
áo dài lụa trắng, đứng trong vòm cây xanh mát” (Nguyễn Bá Tín, sđd,
tr.50). Hai tác giả là thân cận với thi nhân mà còn lệch lạc như thế, trách chi
kẻ khác lắm điều thêu hoa dệt gấm. Bà Kim Cúc (1913-1989) là một cư sĩ
Phật giáo, sống tại Huế, hy sinh trọn đời độc thân cho Phật sự và sự nghiệp
giáo dục, qua đời tại Huế, sau một tai nạn lưu thông.
Tình sử Mộng Cầm thì ít gây tranh luận hơn, và vì vậy cũng mơ hồ hơn.
Tư liệu chủ yếu là bài phỏng vấn của Châu Hải Kỳ. Bà ấy cho biết: Năm
mười bảy tuổi, học lớp nhất, đã làm thơ và có thơ đăng báo Công Luận
(1933), từ đó giao thiệp thư từ với Hàn Mạc Tử, đang làm sở Đạc điền. Khi
Hàn vào Sài Gòn làm báo, thì có tìm địa chỉ và đến thăm lúc bà đang học
nữ hộ sinh tại Mũi Né, Phan Thiết, khoảng tháng 4.1934. Và hai bên đi đến
“giao du thân mật”, khoảng hai năm, khi bà về Phan Thiết dạy học và mỗi
cuối tuần nhà thơ đi tàu lửa từ Sài Gòn ra thăm chơi, có hôm đi thăm Lầu
Ông Hoàng mắc mưa. Có lúc Hàn đề nghị đi đến hôn nhân, nhưng bà từ
chối, theo bà vì biết Hàn Mạc Tử mắc bệnh hiểm nghèo, rồi lấy lý do tôn
giáo bất đồng, bà còn cho biết: “Đó là mối tình văn thơ, còn xác thịt thì
hoàn toàn không nghĩ tới”
. Hai bên ngưng “giao du thân mật” (chữ của
bà) vào giữa năm 1936, nhưng vẫn liên lạc đến cuối năm. Sau đó bà lấy