chồng, và bị nhiều người trong giới văn chương chê trách: Quách Tấn, Trần
Thanh Mại...
Bà tên Huỳnh Thị Nghệ, không phải họ Lê như trong một số tư liệu,
cháu gọi nhà thơ Bích Khê bằng cậu, nhưng Hàn Mạc Tử chỉ gặp và kết bạn
với Bích Khê sau khi quen Mộng Cầm.
Cùng làm thơ như Mộng Cầm là Mai Đình, tên thật là Lê Thị Mai, sinh
trưởng trong một gia đình công chức, gốc Thanh Hóa, định cư tại Phan
Thiết; theo Võ Long Tê “làm nghề cô giáo nữ công ở các trường tư thục Sài
Gòn Chợ Lớn, đồng lương có thể nói là gấp đôi gấp ba lương công chức
trung cấp, do vậy mà thường thấy Mai Đình chạy vô chạy ra trục Sài Gòn
Quy Nhơn”
, hoàn toàn trái ngược với hình ảnh phổ biến, do Trần Thanh
Mại đưa ra, một cô gái “đi giang hồ... Gió đời cứ đưa tấp nàng tới bến kia
ghềnh nọ” (sđd, tr.141). Họ Trần còn mô tả một “cốt chuyện ly kỳ làm sao!
một nhà thơ phong với một cô gái đi giang hồ” (sđd, tr.148). Cuốn sách nổi
tiếng, đã kéo theo nhiều tác phẩm hư cấu, nào truyện, kịch, tuồng, cải
lương. Sự thật là: bà Mai Đình đến thăm nhà thơ năm 1937; về sau trở lại
dăm ba lần, có lần ở lại hai hôm, chứ không có chuyện “Tuần trăng mật kéo
dài đến hai tháng. Nàng đi chợ, nấu ăn, sắc thuốc, giặt quần áo cho nhà thi
sĩ” (tr.146-148) khiến gia đình nhà thơ đã quyết liệt cải chính
nhiều lần, Trần Thanh Mại đã thẳng thừng xem bà như là gái giang hồ “ong
qua bướm lại đã thừa xấu xa” (sđd, tr.146).
Bà Mai Đình làm thơ hay, có gia đình ổn định, trong nhà ở TP. Hồ Chí
Minh vẫn có bàn thờ Hàn Mạc Tử.
Tình sử cuối cùng của Hàn là Thương Thương, họ Trần, nữ sinh Huế,
một mối tình tưởng tượng, do bạn nhà thơ là Trần Thanh Địch, chú ruột cô
gái bịa đặt để an ủi nhà thơ, khi ông đã bệnh nặng, năm 1939. Về chuyện
này, tư liệu đã ghi đúng, trừ việc cô gái lúc ấy 15 tuổi, chứ không phải 12
như Trần Thanh Mại, cũng là chú ruột, đã viết (sđd, tr.184).Cuộc tình tưởng
tượng này đã tạo cảm hứng cho Hàn Mạc Tử, năm 1940 viết tập thơ, lúc
đầu có tựa đề Thương Thương, sau đổi thành Cẩm châu duyên, gồm một số
bài thơ và 2 vở kịch thơ Duyên kỳ ngộ và Quần tiên hội, là tác phẩm dài