mẫu chữ để khắc vào bia đá. Nhưng bên cạnh đó, lại có một thánh giá bằng
xi măng cốt sắt, dời từ nghĩa địa Quy Hòa về, ghi rõ tên thánh Franois
Nguyễn Trọng Trí.
Bút tự (chữ ký) cuối cùng của nhà thơ, tại trại cùi Quy Hòa, là Franois
Trí.
Gần đây, một nhà biên khảo nghiệp dư, vì trân trọng Hàn Mạc Tử, đã tìm
ra được chứng chỉ rửa tội của Nguyễn Trọng Trí, ngày 25-9-1912, tại họ
đạo Tam Tòa, giáo xứ của nhà thơ tại Đồng Hới, sau 1954 dời vào Đà Nẵng
và còn lưu giữ hồ sơ. Tác giả Phanxipăng, trong một bài báo gần đây, cũng
đã trình bày rành rẽ việc tên rửa tội của nhà thơ là Phan xi cô
Ngoài ra, theo hồ sơ họ đạo Quy Nhơn 1933, tên thêm sức, theo nghi
thức công giáo, của nhà thơ là Phan xi cô-Xa viê.
(Ngoài đề 1: người làm việc nghiên cứu văn học Việt Nam thật vất vả:
một chi tiết nào nhỏ nhặt đều phải rà soát: gian nan một cách phù phiếm).
Việc sinh thành Hàn Mạc Tử cũng thành vấn đề: Trần Thanh Mại trong
một tài liệu cơ bản, cho rằng Hàn sinh thiếu tháng vì thân mẫu uống rượu
(sđd, tr.27), gia đình nhà thơ đã cải chính
. Nhưng có thể là Hàn Mạc Tử
lúc sơ sinh sấu nhược, lớn lên vóc dáng nhỏ bé, như nhiều nhân chứng ghi
nhận, chủ yếu từ người bạn thiếu thời là Bùi Tuân
: “Hàn Mạc Tử là một
đứa trẻ bạc nhược, cằn cỗi, tưởng chừng không thể lớn lên được”. Không
biết tình trạng này có liên hệ gì đến việc, về sau, nhà thơ yểu mệnh hay
không.
***
Về học trình, vì thân phụ làm quan thuế thuyên chuyển nhiều nơi, nên
việc học hành của cậu bé dễ bị gián đoạn. Học lớp Ba tại Quảng Ngãi, lớp
Nhì và lớp Nhất tại Quy Nhơn (1926-1928). Theo hồi ký đáng tin cậy của
Bùi Tuân (sđd, tr.28) thì Tử không đậu “ri-me” (tiểu học). Nguyễn Bá Tín
ghi lại “hai chúng tôi cùng vào học trường trung học Quy Nhơn. Đến lớp
Nhât anh Trí ra Huế học trường Pellerin (sđd, tr.20) là không hợp lý, nhưng
nhiều người theo đó mà sai lầm; ngày nay nhà trường còn lưu chiểu học bạ
của nhà thơ
xác nhận hồi ký Bùi Tuân: “Nguyễn Trọng Trí vào lớp Nhất