rồng rồng bắt đầu nở đấy. Anh biết hoa rồng rồng không? Nó chỉ toả
hương vào lúc bình minh, hương bay ngào ngạt”.
Và trước một trận đánh đơn độc chỉ còn một mình trung úy chỉ huy 22
tuổi là anh, anh chờ đợi nổ tung cả bản thân mình. Nhưng muốn làm công
việc vĩ đại đó vì lòng dũng cảm hi sinh cho đất nước, anh cần chờ đến bình
minh. Vì sao vậy? Anh đã bị thương kiệt quệ sức lực, không còn có thể tiến
đánh hoặc nấp chờ giặc lúc đêm tối. Anh đành nằm phơi mình trên đường
cái, chờ bình minh thức dậy, lúc đó kẻ địch sẽ đi trên đường và hi vọng tiêu
diệt kẻ thù họa may ra mới thực hiện được.
“Khoảng thời gian đó băng giá và buốt lạnh cứ thấm dần vào nội tạng,
anh cảm thấy rất rõ. Tuy đang ở trong trạng thái mơ mơ tỉnh tỉnh, nhưng
anh vẫn tri giác được cái lạnh giá đột nhập vào cơ thể kiệt quệ của anh.
Anh cần cố phải sống, chờ đến bình minh”.
Tình yêu mở đầu vào lúc bình minh và cố sống - không cho phép mình
được chết dù cơ thể đã cạn kiệt - tới bình minh để thực hiện nhiệm vụ cao
cả của mình: hi sinh cho tổ quốc vĩ đại. Toàn bộ truyện toát lên khí thế anh
hùng của lớp trẻ được rèn luyện và giáo dục, trung thành vì tổ quốc. Đất
nước cần và mãi mãi cần những con người anh hùng như thế, như trung úy
22 tuổi Ivanôpxki trong truyện này.
Tác giả Vasil Bykaŭ đã từng có nhiều truyện được dịch ra tiếng Việt ở
Việt Nam, như các truyện vừa đầy xúc động: Bài ca núi Anpơ, Phát tên lửa
thứ ba, Xôtnhicôp ... “ Gắng Sống Đến Bình Minh" cũng là một loại truyện
đầy bút lực của nhà văn. Tất cả những tình huống đầy kịch tính, hiểm
nghèo xảy ra với người chiến sĩ Xô Viết, tưởng chừng có thể đánh quỵ ý chí
của họ. Nhưng không, bằng sức mạnh tinh thần, bằng đạo đức chân chính
của người chiến sĩ vì tổ quốc - như Ivanôpxki - họ vượt khỏi sự gục ngã,
không tuyệt vọng buông xuôi mà cố tìm một con đường, một cách để chiến
thắng anh dũng vì tổ quốc. Truyện làm chúng ta thật sự cảm động và tin