GÁNH VÁC NGỌT NGÀO - Trang 10

Nói với con, Tạm biệt làng tôi và Anh ấy vẫn còn trẻ. Về tản văn, ông đã
xuất bản 6 tập gồm Người phụ nữ nông thôn, Cửa hàng, Không hối hận,
Chẳng bằng quên nhau, Một bài thơ một câu chuyện và Ghi chép về sông
Trọc Thủy.

II. Ý thức luân lý trong thơ Ngô Thịnh

Luân lý là cơ sở cho sự hòa hợp và trật tự của con người, phạm vi của

nó bao gồm ba phương diện là luân lý gia đình, luân lý xã hội và luân lý đất
đai (tự nhiên) cấu thành nên mối quan hệ theo hình vòng tròn đồng tâm.
Ngô Thịnh tôn thờ luân lý gia đình, quan tâm đến luân lý xã hội và kiên trì
với luân lý đất đai. Ông là con dân nhà nông đích thực, tình cảm gia đình,
tình làng xóm, cây trồng, đất đai giao kết thành mạng lưới các mối quan hệ
và cũng là nội hàm chủ yếu trong thơ ca của ông.

1. Luân lý gia đình

Trong sáng tác của ông, chúng ta rất dễ dàng quan sát thấy những bài

thơ viết về luân lý gia đình, ví dụ như Lời tựa, Thanh minh viết về tổ tiên;
Trên đê, Mười năm viết về cha; Khuôn mặt, Bàn tay viết về mẹ; Tâm trạng
giặt quần áo, Bến xe phương Nam.

- Ga tàu Cao Hùng; Gánh vác, Bản đồ khoai lang viết về con cái. Vợ

chồng Ngô Thịnh sống trong một căn nhà ba gian cũ, nuôi dạy ba người
con. Năm 2000, sau khi sửa lại nhà cũ, ba thế hệ lại sống chung một nhà,
hai vợ chồng lại giúp đỡ con cái chăm sóc bốn đứa cháu, hồi ức lại “sự
gánh vác ngọt ngào”. Năm 2001, hai vợ chồng họ lại gây rừng từ đất trống,
trồng cây trong suốt mười năm, họ còn tặng lại cho làng Khê Châu để tiến
hành công viên hóa từ khu nghĩa trang thôn Quyến Liêu.

Năm 2009, ông xây dựng một căn nhà để sách trong rừng cây long não

trước căn nhà ba gian cũ. Căn nhà gồm hai tầng rưỡi, khoảng hơn 200 mét

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.