rộng ra ngoài và hình thành nên vòng tròn đồng tâm của luân lý xã hội và
luân lý đất đai (tự nhiên). Đây là kết cấu sâu xa nhất trong thơ của ông - là
chỗ đặc biệt có giá trị, cũng là điều khiến cho thơ của ông thu hút người
đọc. “Cha đẻ của bảo vệ giáo dục môi tường cận đại” Aldo Leopold
(1887~1948) có cuốn A Sand County Almanac (Quyền niên giám xứ cát),
tác giả cho rằng cuốn sách này là kinh thánh của chủ nghĩa bình đẳng sinh
thái. Trong đó, khái niệm “luân lý đất đai” (Land Ethic) đã trở thành một
giá trị phổ biến.
“Luân lý đất đai” là một loại triết học về môi trường, giá trị hạt nhân
của nó là khái niệm “cộng đồng đất đai” (Land-community), tức là đất đai
(hoặc tự nhiên) là do con người, và các động thực vật, thổ nhưỡng, nước
cùng tạo thành. “Luân lý đất đai” không chỉ khẳng định những thành viên
trong cộng đồng có “quyền lợi tiếp tục tồn tại” mà đồng thời còn phải tôn
trọng giá trị nội tại của các thành viên khác. Aldo Leopold cho rằng con
người là một thành viên trong cộng đồng, con người có quyền lợi và cũng
có nghĩa vụ đối với đất đai, cái đó tức là “lương tri sinh thái”. Những quan
điểm này đều là trí tuệ và lý luận được xây dựng nên sau những suy nghĩ
sâu sắc về tự nhiên. Trong đó, có thể dùng “luân lý đất đai” để kiểm
nghiệm, đánh giá “tình yêu đất đai” của Ngô Thịnh, mà “lương tri sinh
thái” gần như là quan niệm mà Ngô Thịnh vẫn tôn thờ, còn “công dân của
đất” có thể nói chính là chứng minh thư của Ngô Thịnh. Ba điều đó đều tập
trung trong con người ông, để từ đó ông có thể nói ra hộ Đài Loan tiếng nói
của “tình yêu và trách nhiệm sâu sắc”.
III. Cảnh quan văn học đặc biệt - song tấu của thơ và văn
Là một nhà thơ bản địa, Ngô Thịnh tự yêu cầu mình phải viết về người
Đài Loan, kể về chuyện của Đài Loan, vẽ cảnh của Đài Loan, bộc lộ tình
cảm của Đài Loan. Ông hiểu rất rõ tính hàm chứa và tính ẩn dụ của thơ, để
thu hút được sự đồng cảm của người đọc và mở rộng phạm vi ảnh hưởng,
từ năm 1980 ông đã chuyển sang sáng tác dưới hình thức tản văn. Bắt đầu