tin về số phận không do mình quyết định của người nông dân, là một bài
thơ về nông dân mang đậm hơi thở làng quê Đài Loan
Năm 1983, với cùng một tên gọi, Ngô Thịnh đã viết một tác phẩm tản
văn. Năm 1985, ông tiếp tục dùng tên gọi ấy để xuất bản một tuyển tập tản
văn. Có thể thấy vị trí và sự quan trọng của “hàng quán” trong đời ông.
Bài tản văn này được kể từ lời của người trong hàng quán, thúc đẩy sự
trao đổi về kiến thức và tình cảm của người dân trong thôn. Trong đêm mưa
và giá rét, ba bốn người đàn ông bày một cái bàn ra rồi đứng hoặc ngồi
quanh bàn, một chai rượu, một gói lạc, trong cuộc rượu vui vẻ, họ trêu đùa,
phàn nàn, than phiền về cuộc đời... có bao nhiêu tâm tư trút ra hết.
Đối với người già trong thôn, hàng quán là một nơi ấm áp. Ngô Thịnh
muốn mượn lối kể chuyện của tản văn để tìm hiểu về “ý nghĩa phức tạp
hơn” của hàng quán, để cung cấp thêm một cách thông diễn khác cho bài
thơ Hàng quán.
1.2. Nụ cười buồn
Tháng 9 năm 1976, khi 32 tuổi, Ngô Thịnh đăng bài thơ Nụ cười
buồn. Ông gắn việc trồng lúa với thuốc sâu, nói lên nỗi trăn trở về tình
trạng ô nhiễm, những câu thơ cuối bài “Những hạt cơm đã ngấm quá nhiều
thuốc trừ sâu, khổ sở chẳng nói nên lời/ Đã không thể lắc đầu được nữa/
Chỉ lặng lẽ cười buồn thôi” như một lời tố cáo lặng lẽ.
Hai tác phẩm tản văn Thuốc trừ sâu (1982) và Gạo thượng thủy vùng
Khê Châu - kế hoạch phục hồi ruộng đất ngập nước (2016) rõ ràng là một
bước giải thích, phê phán tiếp theo và có tác dụng bù đắp tích cực cho bối
cảnh sáng tác của Nụ cười buồn. Tác phẩm trước hướng tới tả thực, phản
ánh tình hình nước thải tràn lan, thuốc trừ sâu sử dụng bừa bãi, những cảnh
đẹp tự nhiên bị hủy hoại trong những năm 70. Tác phẩm sau có ý nghĩa
phản tư toàn diện, là một tác phẩm văn học báo cáo ghi chép tỉ mỉ về lịch