ẩn dụ, có phải vì ở Đài Loan không có tự do ngôn luận?
Khi ấy, Ngô Thịnh trả lời bằng cách không trả lời, ông cười nói: “Tôi
chỉ ra ngoài vài tháng, không lâu nữa tôi phải về”. Rất nhiều sinh viên nghe
được, những tiếng cười như hiểu ra vang lên. Ông kể rằng, đằng sau sự hồi
âm “hài hước” là nỗi buồn đau không gì sánh được trong tâm hồn.
1.4. Đêm lạnh
Tháng 5 năm 1978, Ngô Thịnh đăng bài Đêm lạnh thể hiện tình cảm
giữa cha và con, đồng thời bộc lộ nỗi ưu tư về “sự đen tối rộng lớn không
cách nào xua đi được”.
Bối cảnh sáng tác của Đêm lạnh tương đối giống với Gánh vác (1977).
Tác phẩm kể về cảnh người cha ôm con vỗ về, địu con trên lưng đung đưa
trong đêm lạnh, tiếp đến là những lời tự nhủ, những nỗi khổ tâm, tất cả
được đúc rút thành những câu thơ bình dị. Sau cùng với giọng điệu gần như
cầu xin “Chúng ta ngủ đi thôi” khiến cho người đọc thấy xót xa.
Năm 1998, Ngô Thịnh đăng bài Căn nguyên của tập thơ (3) – Nói với
con, như là một sự giải thích cho bối cảnh sáng tác của bài Đêm lạnh.
Tháng 6 năm 1972, ông và Trang Phương Hoa lần đầu được làm cha
mẹ, cùng lúc đảm nhiệm vừa việc dạy học, việc gia đình và việc làm nông.
Mỗi khi đêm xuống, ông thay vợ trông con, bất giác cùng con trò chuyện.
Đặc biệt khi đêm lạnh, cảm xúc làm cha thường dâng lên, cộng thêm những
suy nghĩ trong đời sống thường ngày, dần dần chuyển thành các ý niệm của
thơ.
1.5. Hãy ngăn cản họ
Năm 1981, Ngô Thịnh đăng bài Hãy ngăn cản họ, bài thơ này dùng từ
nghiêm khắc, thể hiện tinh thần phê phán mạnh mẽ. Nhà thơ ca ngợi Đài
Loan bằng tình cảm tha thiết, núi rừng là xương cốt, sông suối là mạch