GÁNH VÁC NGỌT NGÀO - Trang 18

Ngô Thịnh chỉ ra động cơ, bối cảnh sáng tác của Tôi không nói

chuyện với anh gồm có ba yếu tố: một là kinh nghiệm của người nông dân,
hai là chịu ảnh hưởng sâu sắc của người phụ nữ nông thôn là mẹ, ba là quan
niệm thơ ca cơ bản của nhà văn tả thực vì xã hội: nhìn trực diện và phản
ánh hiện thực cuộc sống

Ông nhớ lại, tôi không nói chuyện với anh, không tranh biện với anh

(tranh biện căng thẳng đầu óc làm sao), xin hãy để “tôi đưa anh đi tản bộ
trên những cánh đồng bao la”, hòa vào khung cảnh, dùng cách “không trả
lời thay cho trả lời”, kỳ thực cũng là đang kêu gọi bản thân hãy lao động
nhiều hơn (Đây là ngày xuân vội vã gieo trồng), gần gũi với thiên nhiên
hơn (Làn gió xuân đã thổi dịu dàng trên mặt đất rộng lớn thế nào), đừng lao
vào vòng xoáy của những rối rắm, tranh luận thì rất nhiều mà vẫn là những
vấn đề không có câu trả lời.

2. Tìm hiểu ý thức chủ đề

2.1.Bàn tay

Năm 1974, Ngô Thịnh đăng bài thơ Bàn tay, rõ ràng đây là những

miêu tả mộc mạc về mẹ. Bài thơ gồm có bốn khổ, đặc tả về đôi bàn tay
nhiều năm tháng lấm bùn đất của người phụ nữ nông thôn. Ba khổ thơ đầu
miêu tả những vất vả sớm tối, gánh vác những công việc nặng nhọc của
mẹ. Hai bàn tay từng lớp kén dày, thấm đẫm những giọt mồ hôi, tất cả vì
gia đình họ Ngô. Khổ thơ sau cùng miêu tả sự ngỡ ngàng khi thấy mẹ già
đi, từng lớp kén dày dần dần bong ra, chứa đựng một cảm giác buồn
thương thấm đẫm trên những con chữ. Ngô Thịnh tập trung vào đôi bàn tay
của người phụ nữ nông thôn, hình tượng vừa thô vừa mộc mạc, tựa như
một bức điêu khắc bất hủ bằng câu chữ.

Năm 1979, Ngô Thịnh đăng tản văn Một cuốn sách dày, mang ý nghĩa

đối thoại với bài thơ Bàn tay.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.