GÁNH VÁC NGỌT NGÀO - Trang 19

2.2. Hoa bìm bìm

Năm 1975, Ngô Thịnh đăng bài thơ Hoa bìm bìm, ông dùng hình

tượng cỏ cây để miêu tả về diện mạo “làng tôi”. Hoa bìm bìm giống như
một bài thơ tự sự nhỏ, tác giả dùng thủ pháp nhân hóa để miêu tả về bốn
nhóm nhân vật của làng tôi là những đứa trẻ, những cậu thanh niên, những
người già và chúng tôi để viết về tâm trạng bất an, cô đơn, buồn tủi, sợ hãi.
Kỳ thực hoa bìm bìm chính là hóa thân của nhà thơ, bốn nhóm nhân vật ấy
phản ánh tâm lý của nhà thơ, thể hiện tình cảm sâu sắc và nỗi lo lắng cho
làng mình.

Năm 1996, ông đăng tản văn Thơ và ca, kể về mối liên quan giữa Hoa

bìm bìm và dân ca trường học. Năm 1970, xã hội Đài Loan có nhiều thay
đổi, từ nông nghiệp chuyển sang công thương nghiệp, chùm thơ trong Ấn
tượng làng tôi đã thể hiện rõ nét quá trình văn minh thâm nhập vào nông
thôn, cùng với đó bộc lộ “nỗi buồn khi thời đại đổi thay”. Điều mà Hoa bìm
bìm phản ánh chính là diện mạo đổi thay của nông thôn lúc bấy giờ, bao
gồm các phương diện như truyền hình hóa, dòng nhân khẩu di cư ra bên
ngoài…

Những năm 1980, phong trào dân ca trường học nổi lên, xã hội thịnh

hành hát những ca khúc của chúng tôi. Hoa bìm bìm được chú ý đến và đã
được nhạc sỹ phổ nhạc, bài hát có tên là Hoa bìm bìm của quê hương
nhưng nhà thơ lại chưa từng biết đến việc này. Ông rất muốn biết bài hát ấy
có hát lên được nỗi buồn khi nhìn thấy thời đại đổi thay như trong thơ
không. Tâm tư ấy đã phần nào thông diễn cho ý nghĩa chủ đề của bài thơ
gốc.

2.3. Đất đen

Đất đen được đăng báo vào năm 1996, là sự ca ngợi đối với vùng đất

đen bên bờ sông Trọc Thủy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.