vuông, bước vào phòng khách là có một cây to, trở thành cảnh quan cây và
người sống chung một nhà.
Ngô Thịnh có tất cả 7 anh chị em, ông là con thứ 4, tuy mỗi người ở
một vùng, một nước khác nhau nhưng họ vẫn thường xuyên quan tâm, giúp
đỡ lẫn nhau. Ông kể rằng điều này có liên quan tất yếu tới việc giáo dục gia
đình của cha mẹ ông.
2. Luân lý xã hội
Những bài thơ về luân lý xã hội là sự mở rộng của luân lý gia đình, là
kết quả của việc đặt mình vào người khác để suy nghĩ cho họ. Ông thâm
nhập vào thế giới tâm hồn của những người già quê ông kể những câu
chuyện chung về số phận, ông chỉ ra những phẩm chất đạo đức tốt đẹp
được truyền lại ở những người dân quê ông. Như ngày tết thanh minh hàng
năm “Người dân làng tôi thờ cúng tổ tiên/ Luôn nhìn thấy rõ rõ ràng ràng/
Trên mỗi một tấm bia, đều rõ rõ ràng ràng/ Khắc tên họ của mình” (Thanh
minh). Truyền thống “nhớ nguồn” này được truyền từ đời này sang đời
khác, chính là cơ sở cho trật tự xã hội.
3. Luân lý đất đai
Tình cảm sâu nặng và tình yêu đối với đất đai của Ngô Thịnh rất có
thể được di truyền từ mẹ ông, người phụ nữ nông thôn đã dùng mồ hôi của
cả một đời mình tưới tắm đất đai trên đồng ruộng nhà họ Ngô. Ngô Thịnh
kế thừa ý thức đất đai từ mẹ, ông tham gia canh tác, cầm cuốc vác cày,
thậm chí ông còn có một lời hứa sẽ gắn bó với đồng ruộng mãi mãi: “Nếu
có một ngày bị bắt dừng lại/ Tôi cũng nguyện trở thành/ Một mảnh đất rộng
dày”.
4. Công dân của đất
Ngô Thịnh đóng vai “công dân của đất” ở làng quê, ông bảo vệ đất
đai. Quan niệm luân lý thâm căn cố đế bắt nguồn từ luân lý gia đình rồi mở