Mơ ước của tôi về một công viên rừng lại càng cháy bỏng và mong
sớm trở thành hiện thực.
(2)
Quyền quản lý đất nghĩa trang phần lớn thuộc về chính quyền hương
trấn, người đứng đầu cơ quan hành chính địa phương có quyền quy hoạch,
nhưng có lẽ do vướng mắc bởi rất nhiều điều cấm kị trong quan niệm mai
táng truyền thống của người dân, nên những lãnh đạo trước đây quen giữ lề
thói cũ, không chịu thay đổi.
Năm 2009, trưởng làng mới nhậm chức, họ Hoàng, may sao, cùng
chung tư tưởng với tôi, vừa nhậm chức xong anh đã tích cực thiết kế sơ đồ
nghĩa trang rừng, căn cứ vào nhu cầu thực tế, tập trung khu thổ táng, phần
còn lại hoạch định thành khu cấm mai táng. Khu cấm mai táng “chỉ có ra
không có vào”, chờ để sau này tu sửa thành vườn cây.
Nội quy thổ táng quy định, sau khi chôn cất 8 đến 10 năm thì phải cải
táng, đưa vào tháp chứa hài cốt, đến thời hạn, nếu vẫn chưa cải táng, thì
chính quyền xã sẽ đả thông, khuyên nhủ gia chủ thực hiện. Chỉ sau mấy
năm, khu cấm mai táng rộng chừng 3, 4 héc-ta đã dần trống hết.
Cuối cùng thời cơ đã đến.
Tết trung thu năm 2012, anh Chung - một doanh nhân người trong
làng, đến nhà tôi chơi, vừa may trưởng làng cũng có mặt.
Anh Chung là học trò của tôi thời cấp 2, thời trẻ cũng trải qua bao khó
khăn vất vả, long đong lận đận, mới làm nên sự nghiệp, nay luôn muốn làm
thật nhiều điều đóng góp cho quê hương, thường xuyên giúp đỡ những gia
đình khó khăn; anh cũng rất yêu cây, thường mua cây tặng cho một số đơn
vị trồng. Tôi và trưởng làng nói với anh về ý tưởng “nghĩa trang rừng”,
thực sự không ngờ, anh không chút đắn đo do dự, nhận lời ngay lập tức, tất