Về ý thức chủ đề, các tác phẩm tản văn của ông cũng chứa đựng
những thông điệp sâu sắc, hỗ trợ cho việc hiểu sâu hơn về ý cảnh trong
sáng tác thơ. Chẳng hạn như thông qua hình tượng người phụ nữ nông thôn
trong Một quyển sách dày, khiến cho hình tượng về đôi bàn tay nhiều năm
tháng vùi trong bùn đất ở Bàn tay càng trở nên sắc nét, chủ đề càng có ý
nghĩa sâu xa hơn. Hoa bìm bìm thông qua dân ca, tản văn đã chứa đựng
một thanh âm đặc biệt, đó là “nỗi buồn khi thời đại đổi thay” khi văn minh
thâm nhập vào nông thôn. Bài thơ Đất đen có hình tượng độc đáo, hàm ý
phong phú, đồng thời thể hiện tình yêu và quyết tâm bảo vệ đất đai. Gánh
vác¸ Nghĩa trang rừng đều thuộc phạm trù luân lý, tác phẩm thứ nhất là
luân lý gia đình, tác phẩm thứ hai là luân lý đất đai, chúng thông diễn lẫn
nhau khiến ngữ cảnh của tác phẩm được mở rộng, chủ đề cũng được mở
rộng đa nghĩa hơn.
Về mỹ học phản trào phúng, đây là thủ pháp thể hiện xuyên suốt trong
thơ Ngô Thịnh, đặc biệt thường trở thành sự phê phán mạnh mẽ đối với
chính trị, xã hội, việc bảo vệ môi trường. Chẳng hạn như Khách qua đường
đặt ra câu hỏi nghiêm khắc đối với thái độ trốn chạy của khách qua đường
“Đài Loan quả thực là môi trường nuôi dưỡng nỗi nhớ quê hương sao?”,
đằng sau đó là sự tố cáo mạnh mẽ. Bia hồn thú bám chặt vào thực tế lịch
sử, mượn hình thức ngụ ngôn để tố cáo chính quyền khủng bố trắng đã gây
ra tai họa cho vô số những linh hồn oan khuất. Đừng quên hàm ẩn nói tới
sự kiện Formosa ở Cao Hùng, dùng phương thức ngụ ngôn viết về tình cảm
gia đình, nhưng thể hiện cảm giác bất lực và chịu đựng trước uy quyền
chính chính trị đương thời. Chúng tôi cũng có nỗi nhớ quê hương của mình
có sự tương phản rõ nét, đối ứng với điều mà bản thân vừa gian truân, vừa
triền miên đi tìm kiếm là “nỗi nhớ quê hương duy nhất”, bài thơ mang đến
sự cười nhạo và bao dung mạnh mẽ.
Ngô Thịnh xuất thân từ trường trung cấp nông nghiệp, hơn 50 năm trở
lại đây, ông gắn bó với làng quê, ông quan tâm đến Đài Loan, ông vừa đích