Phong trào này là sự kiện xung đột với quy mô lớn thứ hai giữa cảnh
sát và dân thường trong lịch sử Đài Loan, sau sự kiện xảy ra ngày 28 tháng
2 năm 1947.
Ánh Chân, Hoàng Xuân Minh đã tập hợp nhân sĩ trong giới văn học
nghệ thuật tổ chức một buổi đón tiếp, Ngô Thịnh nghiêm khắc chỉ trích các
phóng viên đã không có lương tâm, đóng vai tay sai cho chính quyền.
Không khí nặng nề, u ám ngưng đọng khắp hội trường, đồng thời cũng thúc
đẩy Ngô Thịnh biến nỗi căm phẫn, bi thương trong bao nhiêu ngày tháng
trở thành ý tưởng thơ.
Sau nhiều lần chỉnh sửa, tên bài thơ đã được đặt là Đừng quên. Trong
lòng Ngô Thịnh băn khoăn, liệu có thể đăng được không? Ông hỏi ý kiến
bà Trang Phương Hoa. Vợ ông xem xong liền nói: “Anh sợ cái gì? Nếu vì
bài thơ này mà bị bắt, thì chẳng những cam lòng, mà còn rất vẻ vang”.
Tháng 3, bài thơ được đăng báo, “về cơ bản chẳng ai hỏi han, chẳng ai
quan tâm”. Sau này khi ông đọc lại Đừng quên, ông thấy chủ đề ẩn dụ yếu
đuối quá, chưa thể trực tiếp bộc lộ được nỗi căm phẫn tột độ, vì thế ông
cảm thấy nhiều tiếc nuối.
3.4. Chúng tôi cũng có nỗi nhớ quê hương của mình
Năm 1999, bài thơ Chúng tôi cũng có nỗi nhớ quê hương của mình
được đăng tải, ý thức chủ đề rõ ràng hướng tới tâm thế trốn chạy của phong
trào di dân như đã thể hiện trong các bài thơ Khách qua đường¸ Trở về sáng
tác năm 1978, đồng thời còn thể hiện sự nghi hoặc “Đài Loan là môi trường
nuôi dưỡng nỗi nhớ quê hương sao?”.
Bài thơ bắt đầu bằng việc chỉ ra hòn đảo nhỏ này đã trở thành nơi nuôi
dưỡng nỗi nhớ quê hương của những kẻ lãng tử khắp đất trời, của những vị
khách qua đường, của những kẻ trốn chạy, nỗi nhớ quê hương như trong
mơ thịnh hành khắp nơi, tâm hồn phiêu bạt khiến người ta mơ ước. Kinh
qua bao nhiêu phá vỡ giấc mơ sông núi, giải kết cấu các thần thoại chính