thành một bài thơ ngụ ngôn. Toàn bộ bài thơ miêu tả về người đồ tể ở làng
quê vừa giết lợn chó gia cầm, vừa hoảng hốt, lo sợ cầu khấn để những oan
hồn không quay về đòi mạng.
Điều hấp dẫn người đọc là ở chỗ thông qua sự đối sánh nhân vật giữa
các ngươi (lợn, chó, cầm thú) và họ (đồ tể) đã hình thành nên sự phản trào
phúng, ý nghĩa nhằm chỉ sự tố cáo phong trào khủng bố trắng đã bức hại
nhân dân.
Năm 1993, Ngô Thịnh đăng tản văn Nhặt một mẩu rác, như một sự
giao đãi về tâm trạng và bối cảnh sáng tác Bia hồn thú. Đầu tháng 3 năm
1992, đồng nghiệp của ông là thầy Trương đưa vợ con đến Cung Thể thao
Đài Trung xem bóng chày. Đứa bé nhặt được một mẩu rác dưới chỗ mình
ngồi, đó là một tấm thiếp bị vứt đi, phía trên có một bài thơ không đề tên
tác giả, chỉ có tên bài thơ là Bia hồn thú. Thầy Trương kể lại với Ngô Thịnh
về sự việc này và lấy tấm thiếp ra. Dựa theo thời gian, địa điểm và bài thơ
để suy đoán thì có thể đây là sản phẩm tuyên truyền về buổi diễu hành kỷ
niệm sự kiện ngày 28 tháng 2 năm 1947 được tổ chức ở thành phố
Đài Trung vào cuối tháng 2. Nhà thơ kể rằng, bài thơ này có tính trào
phúng mạnh mẽ, nhưng không chỉ rõ đối tượng. Ông vận dụng kỹ thuật ẩn
dụ, chuyển hóa thành thơ ngụ ngôn, để làm cho ý cảnh của bài thơ thêm sâu
sắc, như thể đó là tấm gương chiếu yêu của quyền lực tà ác.
3.3. Đừng quên
Năm 1980, Ngô Thịnh đăng bài thơ Đừng quên, đây là sáng tác thơ
sau khi xảy ra sự kiện Formosa (1) ở Cao Hùng, dùng quan điểm của người
cha để nói với hai con (hai anh em trai) về sự bất hòa giữa hai anh em.
Người cha dặn các con đừng quên các con là anh em ruột thịt, cần phải đối
xử tốt với nhau, vị tha lẫn nhau. Sự kiêu ngạo tự mãn của người anh trai là
hạt giống của oán hận gieo vào vết thương hở miệng, nó dần dần nảy mầm