trong bóng tối. Sau cùng người cha nhắc nhở hai anh em ruột “Sao chẳng
chìa bàn tay ấm áp” để phản ánh sự mong đợi tha thiết trong lòng.
----------------
(1) [ND] Sự kiện Formosa xảy ra vào ngày 10 tháng 12 năm 1979 tại
thành phố Cao Hùng. Đây là phong trào đấu tranh của các nhân sĩ trí thức
ngoài Quốc dân đảng, mà nòng cốt là các thành viên của Tạp chí Formosa.
Trong ngày này, họ tập hợp quần chúng thành các đoàn biểu tình đi diễu
hành và thuyết giảng để kêu gọi dân chủ và tự do, kết quả phong trào bị dập
tắt. Sau khi sự kiện này xảy ra, cơ quan phụ trách an ninh công cộng thuộc
Bộ Quốc phòng đã bắt toàn bộ các nhân sĩ trí thức ngoài đảng và tiến hành
các trừng phạt quân sự.
Hiển nhiên, đây là một bài thơ viết về tình cảm giữa những người
thân, nói về sự bất hòa giữa anh em, nhà thơ đã vận dụng thủ pháp ẩn dụ để
ám chỉ cục diện chính trị đương thời, đề cập tới sự đối lập giữa quyền lực
của Quốc dân đảng và các thế lực bên ngoài đảng mới nổi lên. Trong không
khí khủng bố đương thời, ông không dám trực tiếp thể hiện lớp ý nghĩa này,
mà chỉ dùng phương thức giáo dục gia đình để nói với con trẻ, để phản ánh
sự dồn nén và bất lực trong tâm hồn.
Mười sáu năm sau, ông đăng tản văn Bài thơ yếu đuối để đối thoại
cùng Đừng quên, hé lộ ra chuyện cũ bị bụi phủ mờ đã lâu, đồng thời cũng
nói rõ về căn nguyên sáng tác bài thơ này.
Cuối năm 1979, các nhân sĩ trí thức ngoài đảng tuần hành tại thành
phố Cao Hùng và xảy ra “Sự kiện Formosa”. Nhà cầm quyền bịa đặt tội
danh có ý đồ làm phản, thẳng tay bắt bớ các nhân sĩ tham gia phong trào
dân chủ, bầu không khí tang thương bao trùm khắp đảo. Đầu năm 1980, nữ
văn sĩ định cư tại Hoa Kỳ là Trần Nhược Hi trở về Đài Loan gặp gỡ với
Tưởng Kinh Quốc, trực tiếp nói với chính quyền rằng sự kiện này là “trấn
áp trước, bạo loạn sau”, không nên nhìn nhận đó là phản loạn. Tiếp đó Trần