Năm 1998, tản văn Khách qua đời được đăng tải. Thơ và tản văn cùng
một tên gọi, thông diễn đầy ẩn ý cho nhau, cùng với đó là những câu
chuyện thú vị.
Năm 1987, vở kịch Đứa trẻ mồ côi chốn nhân gian của đạo diễn Uông
Kỳ Mi công diễn tại Trung tâm Giáo dục Xã hội thành phố Đài Bắc, bà đã
sắp xếp cho diễn viên đọc một đoạn trong bài thơ Khách qua đường. Khi
đọc đến đoạn “Tôi không phải là người trở về, tôi là khách qua đường” có
tiếng nói chuyện giữa Giáo sư Diêu Nhất Vi và Trịnh Sầu Dư vọng lên từ
hàng ghế sau chỗ Ngô Thịnh ngồi: “Sầu Dư, đang đọc thơ của anh đấy!”,
“Là thơ của Ngô Thịnh, không phải của tôi”. Quả là trùng hợp như vậy, tác
giả của hai bài thơ Sai lầm, Khách qua đường đều đang có mặt xem kịch
mà còn người ngồi trước người ngồi sau, một người từ Hoa Kỳ trở về Đài
Loan, một người từ Chương Hóa lên Đài Bắc, gặp gỡ nhau ở cùng một vở
kịch.
Trong tản văn, Ngô Thịnh tiết lộ bài thơ này phê phán mạnh mẽ và
trực diện đối với xã hội Đài Loan. Khi chính quyền thể hiện lòng yêu nước
về hình thức, nhưng bên trong lại hướng đến quê hương mới là Âu Mỹ, tạo
ra một làn sóng di dân phát triển trong xã hội. Chính quyền còn thông qua
các hình thức truyền thông để tiêm nhiễm tư tưởng phiêu dạt, tinh thần lãng
mạn của người khách qua đường, mê hoặc người dân Đài Loan. Tiếng nói
này cũng được thể hiện tương đối rõ rệt trong Giàu có in trong Không hối
hận.
Sau cùng, tác giả hỏi ngược lại: “Đài Loan quả thực là môi trường
nuôi dưỡng nỗi nhớ quê hương sao?” thể hiện sự phê pháp mạnh mẽ và trực
diện đối với tâm thế “trốn chạy” của khách qua đường.
3.2. Bia hồn thú
Năm 1977, Ngô Thịnh đăng bài thơ Hồn thú, đây là một bài thơ vịnh
vật điển hình, nhưng thông qua cách xử lý ẩn dụ của tác giả mà nó trở